Chọn người kế nghiệp, đại gia Việt nói gì?

Trong khi ông chủ Him Lam khẳng định rằng, người kế nghiệp ông sẽ là con trai thì "vua tôm" Minh Phú lại nhấn mạnh chỉ chọn người tin cậy và có năng lực để chuyển giao.

Chọn người kế nghiệp, đại gia Việt nói gì?

Một doanh nghiệp có thể phát triển hưng thịnh hay suy tàn đều liên quan mật thiết với những quyết định của người lãnh đạo. Chính vì vậy, việc chọn người kế nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Kế thừa công việc kinh doanh, nhiều người nghĩ rằng là một món "hời". Tuy nhiên, không hẳn là như vậy. Các doanh nhân được chọn sẽ phải mang trong mình những trọng trách quan trọng để giữ vững và phát triển doanh nghiệp ngày càng đi lên.

Việc lựa chọn doanh nhân thế hệ thứ 2 luôn là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp gia đình. Có đại gia lại cho rằng, việc chuyển giao quyền lực nhất thiết người kế nghiệp phải là người trong gia đình, có người lại chọn theo năng lực và phẩm chất.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã chia sẻ như vậy với báo giới. Ông cho biết, ông vẫn đang tìm người kế nghiệp. Chính vì nguyên tắc trên nên dù có con gái đã từng đi du học tại Mỹ về làm trong công ty, nhưng người con này của ông Quang vẫn phải bắt đầu công việc từ vai trò nhỏ nhất.

Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát khi được hỏi về ý định trong tương lai giao quyền điều hành doanh nghiệp cho cô con gái Trần Uyên Phương cho hay, đó là một trách nhiệm chứ không phải món lợi.

Chia sẻ này của ông Dương Công Minh cách đây 6 năm. Khi đó, con trai của ông Minh mới khoảng 3 tuổi rưỡi. Ông Minh cũng nhấn mạnh rằng đã đào tạo và chuẩn bị sẵn 1 hệ thống cùng điều hành Him Lam - sẽ đến khi con trai trưởng thành và tự điều hành được Him Lam. "Him Lam là một tay tôi làm nên, từ tiền của tôi vay nặng lãi, từ cái đầu của tôi, từ tính cách của tôi", ông Minh chia sẻ.

Ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty Gốm sứ Minh Long cho rằng tố chất là trời sinh, "không phải ngọc thì không thể giũa thành ngọc", nếu con ông không có tố chất lãnh đạo thì không thể "đưa lên" làm lãnh đạo được. Tuy nhiên, ông Minh cũng nhấn mạnh, trong định hướng nghề nghiệp cho con cái ông chỉ gợi ý, dẫn dắt, không ép buộc con cái.

Ông Hoàng Khải cũng cho biết, những người được chọn phải là người thật giỏi, có tâm và đủ tầm để lèo lái cho doanh nghiệp phát triển hơn. Tôi không ép con cháu mình phải gánh vác trách nhiệm nếu công việc này không phù hợp với khả năng của họ.

Đó là nguyên tắc đối với người kế nghiệp được bà Nguyễn Thị Điền - Tổng giám đốc Công ty An Phước - Pierre Cardin chia sẻ. Bà Điền cho biết, khi con trai cả học xong cấp 3, bà quyết định luôn là để con trai học quản lý tiếp tục kế thừa, quản trị công ty mà không hỏi ý kiến vì gia sản bà đã "bỏ" vào công ty, nếu con bà không quản lý thì ai quản lý sau này.

Dù vẫn nắm quyền kinh doanh trong mọi hoạt động chính của công ty nhưng đại gia Lê Ân cũng đã có công bố chính thức về việc chuyển giao toàn bộ tài sản trị giá 2.000 tỷ đồng cho một nhóm 7 người trong gia đình và họ tộc để trao quyết định kế thừa.

theo Trí Thức Trẻ

Nguồn Soha: http://soha.vn/chon-nguoi-ke-nghiep-dai-gia-viet-noi-gi-20160914095935986.htm