Chớ xem thường bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở thai phụ

Theo một khảo sát tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, có đến 72% thai phụ mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo hay cổ tử cung). Đặc biệt , tỷ lệ viêm nhiễm kết hợp chiếm khá cao. Nhưng, có rất ít có thai phụ chú ý đến điều đó.

Hoàng Dung (24 tuổi) mới mang thai được 9 tuần, và quan hệ vợ chồng của vợ chồng Dung vẫn bình thường. Thế nhưng dạo gần đây, Dung thấy mình có triệu chứng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, khí hư ra nhiều. Cô nghĩ đơn giản do mình bị nghén và uống quá ít nước nên bị như vậy. Khi đi khám, Dung được bác sĩ cho biết mình đã bị viêm âm dạo, cần phải đặt thuốc điều trị. Về nhà và làm theo lời dặn của bác sĩ, 1 tuần sau cô đã thấy triệu chứng đó hết hẳn. Tuy nhiên, cũng có không ít người chủ quan không nghĩ đến những tác hại của căn bệnh này mang lại, hoặc chỉ vì thiếu hiểu biết nên đã gây ra những điều đáng tiếc. Chị Minh Hằng (28 tuổi), mang thai gần 4 tháng, chị cũng bị viêm âm đạo và được bác sĩ chỉ định đặt thuốc điều trị. Tuy nhiên, vì sợ ảnh hưởng đến em bé nên chị đã không dùng thuốc mà chỉ tự vệ sinh thông thường. Một thời gian thấy đỡ, chị càng yên tâm và không điều trị gì thêm. Nhưng sau đó, chị cảm giác khí hư ra nhiều hơn và vùng âm dạo thường xuyên bị rỉ nước. Khi đi tái khám lại, bác sĩ cho biết chị bị vỡ ối non và khó có khả năng giữ lại thai. Các bà bầu thường dễ bị nhiễm nấm âm đạo và những viêm nhiễm khác ở vùng kín - Ảnh: Internet Bệnh phụ khoa vốn được xem là một căn bệnh khá phổ biến đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo một nghiên cứu gần đây của PGS-TS Lê Thị Oanh (Bộ môn Vi sinh - Trường Đại học Y Hà Nội), tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản lên tới 42%-64%. Nhưng ít ai biết rằng, phụ nữ trong giai đoạn mang thai lại dễ bị viêm nhiễm phụ khoa hơn so với bình thường. Bác sĩ Nông Thị Hồng Thúy - Trưởng khoa sản phòng khám Việt Gia cho biết: "Phụ nữ mang thai có sự thay đổi của các hóc-môn trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi ở môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm và một số loại vi khuẩn yếm khí phát triển. Vì vậy, các bà bầu thường dễ bị nhiễm nấm âm đạo và những viêm nhiễm khác ở vùng kín". Bác sĩ Hồng Thúy cho biết một vài dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm nhiễm phụ khoa: - Ra khí hư nhiều, bất thường. - Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo. - Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp". Bác sĩ Hồng Thúy nhấn mạnh thêm: "Các thai phụ cần lưu ý, chớ nên xem thường căn bệnh này. Vì trong giai đoạn mang thai, màng ối có tác dụng che chở, bảo vệ thai nhi, không cho vi khuẩn xâm nhập vào buồng tử cung. Những phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm đường sinh dục gây viêm màng ối khiến màng ối mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén. Khi màng ối vỡ thì nhiệm vụ bảo vệ cho thai sẽ không còn, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối, nguy hiểm cả cho mẹ và thai nhi, nhất là vỡ ối non, rất nguy hiểm do thai thi còn non tháng, sẽ rất khó cứu sống, nuôi dưỡng bé". Thực tế có rất nhiều phụ nữ khi bị viêm nhiễm âm đạo thường không để ý, hoặc là tự mình chữa trị và đã xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc như chị Minh Hằng ở trên. Bác sĩ Hồng Thúy khuyến cáo rằng: "Nếu phụ nữ đã có những biểu hiện viêm nhiễm, nhất thiết phải đi khám phụ khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Nếu chị em cho rằng chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ hơn là thiếu kiến thức đầy đủ vì rửa vệ sinh bên ngoài chỉ có tác dụng phòng viêm nhiễm chứ không có tác dụng điều trị viêm âm đạo. Khi có dấu hiệu bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần theo những chỉ dẫn sau: - Đến ngay bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa phụ sản để khám và điều trị kịp thời. - Điều trị cho cả vợ, chồng hoặc bạn tình đầy đủ về thời gian và thuốc theo đơn của bác sĩ. - Giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, an toàn. - Tránh quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh. - Nên tắm bằng vòi sen và tránh ngâm mình lâu trong nước. - Tránh mặc quần chật, nên mặc đồ thoáng, nhẹ, nhất là trong thời tiết nóng ẩm. Hạnh Phan Ngày cập nhật 02.12.2010 Bài liên quan: Chuẩn bị sức khỏe làm mẹ (13.10.2010) Khi bà bầu… nghén sữa (26.10.2010) Những nguyên nhân sảy thai thường gặp ở thai phụ (10.11.2010) ‘Chuyện ấy’ trong thai kỳ: kiêng cữ hay ‘thả ga’? (16.11.2010) Đau bụng đầu thai kỳ: bình thường hay bất ổn? (23.11.2010) Huyền thoại “chồng ăn, vợ khoái”?! (19.08.2010) Sinh con ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm vợ chồng? (04.10.2010) Đàn ông nghĩ gì khi nghe tin vợ mang thai? (08.11.2010) Có nên chọn ngày, giờ để sinh con? (16.11.2010) Tạo tâm lý thoải mái suốt thai kỳ (30.11.2010)

Nguồn Sức Sống Mới: http://www.sucsongmoi.net/lam-dep/suc-khoe/2010/12/cho-xem-thuong-benh-viem-nhiem-phu-khoa-o-thai-phu