Cho trẻ sơ sinh uống nước sai cách cực kỳ nguy hiểm

Khi nuôi con, không chỉ việc uống sữa, ăn dặm, ngủ của trẻ cần phải theo khoa học mà ngay cả việc đơn giản như cho trẻ sơ sinh uống nước cũng phải thận trọng.

Nước được coi là đồ uống vô hại, thậm chí là còn có lợi cho sức khỏe. Tầm quan trọng của nước đối với sức khỏe người lớn đã được đề cập đến ở khắp mọi nơi. Nhưng khi trẻ sơ sinh uống nước, trẻ có thể bị ngộ độc nước dẫn đến ngập máu, rồi hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.

Trẻ sơ sinh có thật sự cần nước hay không? Tất cả mọi người đều đồng ý chung rằng trẻ sơ sinh không nên uống gì ngoài sữa (sữa mẹ, sữa công thức) trong vòng 6 tháng đầu đời. Trong giai đoạn này, nếu thỉnh thoảng cho trẻ uống 1-2 thìa nước cũng không sao.

Tuy nhiên, từ khi chào đời đến 12 tháng, trẻ sơ sinh có thể không cần uống nước mà vẫn ổn vì trẻ được nhận đủ nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, kể cả trong những ngày nắng nóng.

Tại sao cho trẻ sơ sinh uống nước là nguy hiểm? Vì trong sữa mẹ hay sữa công thức đã có đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ như protein, các vitamin, khoáng chất, bột đường và chất béo. Khi “bị” uống thêm nước, trẻ sẽ bị thiếu đi những dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Vì trẻ sơ sinh lớn rất nhanh nên nhu cầu về năng lượng của trẻ còn cao hơn cả người lớn. Nước không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà chỉ làm trẻ bị no. Vì lý do này, nếu trẻ uống sữa công thức thì nhất thiết phải pha đúng tỉ lệ nước/sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nhiễm độc nước là tình trạng uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn khiến lượng muối trong máu giảm xuống đột ngột. Đối với người lớn chỉ cần uống nước để hết khát hoặc uống tới điểm bạn cảm thấy gần như phải cưỡng ép mới uống được là dừng. Nhưng trẻ em thường hay bị quá no nên không thể làm được việc này, vì vậy uống nhiều nước gây nguy hiểm hơn cho trẻ em nhiều hơn là cho người lớn. (Nguồn ảnh: The Sun)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/cho-tre-so-sinh-uong-nuoc-sai-cach-cuc-ky-nguy-hiem-783037.html