“Chờ ân sủng từ Mỹ, Nga tự đến miệng hố chiến tranh”

Ngày 2/8/2017, tờ “Svobodnaia Pressa.ru” đã cho đăng bài báo với tiêu đề trên (được sự đồng ý của tác giả) của chính khách Mỹ Paul Craig Roberts.

Tác giả là Tiến sỹ kinh tế, nguyên Thứ trưởng chuyên về chính sách kinh tế Bộ tài chính Mỹ Chính quyền R.Rigan. Tác giả chính sách kinh tế Chính quyền Mỹ trong các năm 1981 -1989 với tên gọi “Riganomy”.

Từng là Tổng biên tập và chuyên gia bình luận báo The Wall Street Journal, Tạp chí Businessweek và Hãng thong tấn Scripps Howard News Service. Đã có thời kỳ là tác giả chuyên mục trên tờ The Washington Times. Tác giả rất nhiều cuốn sách đề cập đến những vấn đề lớn nhất của thế giới hiện đại.

Để có cái nhìn đa chiều về một vấn đề, chúng tôi xin được mạn phép dịch lại để giới thiệu với bạn đọc (qua bản dịch tiếng Nga của Sergey Dukhanov trên “Svobodnaia Pressa”). Ảnh và các tiêu mục nhỏ trong bài đều là của “Svobodnaia Pressa.ru”.

Nga mong muốn trở thành một phần của thế giới Phương Tây một cách tuyệt vọng, đến mức không còn nhận thấy những hiểm nguy rình rập.

Một số nhà sử học cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai là do đã “vỗ về” được Hitler, khi Thủ tướng Anh NevilleChamberlainhoàn trảcho Đức những khu vực lãnh thổ mà trước đó, theo Hòa ướcVersailles (ký năm 1919 chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã được chuyển giao cho những nước khác và như thế đã vi phạm những cam kết của Tổng thống Mỹ ThomasWoodrowWilson là sẽ không có bất kỳ khoản bồi thường chiến phí và mất mát lãnh thổ nào nếu như nước Đức đồng ý ngừng bắn để chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Báo Anh: Thế chiến 3 sẽ nổ ra ngay trong năm nay?

Tôi không đồng ý với lập luận trên. Đối với tôi, tất cả các sự kiện đều rất rõ ràng.

Nguyên nhân gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai là những cam kết trên trời rơi xuống, hoàn toàn không có một cơ sở nào, vô lý do và cũng bất khả thi của Thủ tướng Anh Chamberlain trước Chính quyền quân sự Ba Lan.

Theo những cam kết đó, nếu Ba Lan từ chối trao trả cho Đức đất đai và dân cư thì nước Anh sẽ ủng hộ Ba Lan. Khi Đức và Liên Xô ký với nhau thỏa thuận chia chác Ba Lan, thì nước Anh, do đã có “những cam kết” ngu ngốc đó, nên phải tuyên chiến với Đức.

Nhưng không phải là tuyên chiến với Liên Xô. Và vì Pháp là đồng minh của Anh theo Hòa ước (Versailles –ND), nên Pháp cũng buộc phải tuyên chiến. Bởi vì tại Phương Tây, phương tiện tuyên truyền giữ vai trò thống trị, nên ít người biết về thực tế đó, nhưng Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ bởi vì Anh và Pháp đã tuyên chiến với Đức.

Mặc dù vậy, những thành viên chế độ Đức (Quốc xã) sống sót lại được giao cho Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô xét xử tại Tòa án Nürnberg vì tội khỏi động cuộc chiến tranh xâm lược.

Quan điểm xã hội chung đều nhất trí ở điểm cho rằng chính (Thủ tướng Anh) Chamberlain đã “tạo cảm hứng” cho Hitler khiến y ngày càng có những hành động điên cuồng hơn, bởi vì Anh đã không có những động thái đáp trả thích đáng cần thiết.

Paul Craig Roberts

Nhưng tại sao hiện nay lại không có một ai bàn gì về chuyện chính sự thụ động của Chính quyền Nga trong việc đưa những biện pháp đáp trả các hành động hung hăng của Washington đối với nước Nga cũng đã “khuyến khích” Washington tiến hành những biện pháp ngày càng hiếu chiến hơn?

Và cứ như vậy cũng sẽ dẫn đến chiến tranh.

Chính quyền Nga – cũng giống như Chính phủ Chamberlain – không đáp trả các hành động khiêu khích (của Mỹ - ND) – còn nguy hiểm hơn nhiều những hành động (khiêu khích) mà Chamberlain từng phải đối mặt, bởi vì, lại cũng giống như Chamberlain, chính quyền Nga muốn hòa bình hơn là chiến tranh.

Vấn đề là ở chỗ, liệu có tránh được chiến tranh hay không, hay là, ngược lại, chính việc chính phủ Nga khoanh tay bất lực, không có những hành động đáp trả nào trước những biện pháp cấm vận phi pháp, những cáo buộc mang tính tuyên truyền và ma quỷ hóa nước Nga (từ phía Mỹ) đã làm cho chiến tranh ngày càng đến gần nước Nga hơn.

Nga thậm chí còn cho phép Washington bố trí các căn cứ chống tên lửa (NMD) trên biên giới của mình với Ba Lan và Romania! Như vậy chẳng khác nào Mỹ ngồi im trước việc Nga bố trí các căn cứ tên lửa của mình tại Cuba.

Nước Nga hiện đang ở trong tình thế bất lợi, bởi vì, khác với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nga – đó là một xã hội mở, chứ không phải là nhà nước cảnh sát như nước Mỹ,- nơi mà toàn bộ những bất đồng với chính quyền đều bị kiểm soát và trấn áp.

Chính quyền Nga tự đặt mình vào tình thế bất lợi, khi cho phép người nước ngoài sở hữu một phần các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng Nga. Chính quyền Nga cũng tự đặt mình vào thế bất lợi bằng quyết định cho phép hàng trăm các tổ chức phi chính phủ (NGO) do Mỹ và Châu Âu tài trợ hiện diện trên lãnh thổ Nga. Các cơ quan đó tổ chức các hành động chống đối và thường xuyên đưa ra những cáo buộc vô căn cứ chống chính quyền Nga.

Chính quyền Nga cho phép (các tổ chức phi chính phủ đó hoạt động) bởi vì đã suy nghĩ một cách ngây thơ rằng dường như Washington và các đồ đệ của Washington sẽ xem xét Nga với tư cách là một nền dân chủ khoan dung và sẽ nồng nhiệt chào đón nước Nga gia nhập Gia đình các Dân tộc Phương Tây (viết hoa theo tác giả –ND).

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/cho-an-sung-tu-my-nga-tu-den-mieng-ho-chien-tranh-3340438/