Chính sách thuế vẫn còn khoảng trống

HHôm nay (10/4), Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tổ chức hội thảo “Các vấn đề về thuế trong giao dịch TMĐT qua biên giới” nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới TMĐT và phù hợp với các cam kết kinh tế thương mại quốc tế Việt Nam.

HHôm nay (10/4), Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tổ chức hội thảo “Các vấn đề về thuế trong giao dịch TMĐT qua biên giới” nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới TMĐT và phù hợp với các cam kết kinh tế thương mại quốc tế Việt Nam.

CôngThương - Theo ông Lê Danh Vĩnh- Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam: Mặc dù hạ tầng pháp lý cho TMĐT tại Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng và hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển TMĐT. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực mới mẻ nên còn một số quy định pháp luật còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Những quy định bảo vệ người tiêu dùng về sở hữu trí tuệ, về thuế liên quan tới giao dịch TMĐT qua biên giới cũng có nhiều hạn chế.

Hội thảo đã trao đổi, làm rõ các quy định về thuế hiện hành đối với giao dịch thương mại điện tử qua biên giới, đặc biệt là các giao dịch giữa khách hàng Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài. Trên thực tế, những quan điểm khác biệt, thậm chí trái ngược về trách nhiệm nộp thuế của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến đang gây tổn hại tới lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cơ quan thuế.

Ông Trần Văn Lịch- Tổng giám đốc Công ty Hapecom- cho rằng, đối với các sản phẩm do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp cần có cơ chế xác định chi phí cho TMĐT là chi phí hợp lý của doanh nghiệp, kể cả cho phí cho cho các dịch vụ trực tuyến cung cấp qua biên giới của các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, để khuyến khích ứng dụng TMĐT vào quản lý kinh doanh của doanh nghiệp và để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh và rút ngắn khoảng cánh với TMĐT toàn cầu.

Trên cơ sở đó, TMĐT cũng đưa ra một số hình thức kinh doanh mới mà pháp luật thuế hiện hành chưa điều chỉnh, đó là việc cung ứng dịch vụ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng hoặc việc cung ứng dịch vụ giữa người tiêu dùng đến doanh nghiệp. Các hoạt động này trong thương mại truyền thống có quy mô nhỏ và phân tán nên xét về hiệu quả chưa điều chỉnh và chưa quản lý thu, tuy nhiên, nếu không quản lý và điều chỉnh sẽ gây thiệt thòi cho những doanh nghiệp kinh doanh TMĐT và không tạo cân bằng trong môi trường kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Phụng- Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính)- cho biết, trên thực tế chính sách thuế hiện hành của Việt Nam đã điều chỉnh tương đối đủ các hình thức thương mại được áp dụng không biệt là thương mại truyền thống hay TMĐT. Tuy nhiên, chính sách vẫn còn khoảng trống với một số hình thức mới phát sinh trong TMĐT. Bước đầu tác động của việc khiếm khuyết này chưa lớn nhưng trong tương lai nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra bất bình đẳng trong thu thuế và hạn chế quyền đánh thuế của Việt Nam trong một thị trường thương mại hội nhập toàn cầu.

Tại hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT, thuế, công nghệ thông tin cũng đã có những đề xuất bổ sung, sửa đổi chính sách và pháp luật liên quan để triển khai tốt hơn công tác thu thuế cũng như đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong nước.

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/p0c259n20909/chinh-sach-thue-van-con-khoang-trong.htm