Chính sách mới về lao động và tiền lương có hiệu lực từ tháng 7/2017

Nhiều chính sách mới về Lao động - Tiền lương bắt đầu có hiệu lực thi hành trong tháng 7/2017.

Tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2017

Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2017.

 (Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Mức lương cơ sở này sẽ dùng làm căn cứ để tính:

Mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

Mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

Các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Hướng dẫn tính lương cán bộ, công chức theo mức lương cơ sở mới

(Ảnh: Tinmoi24.vn)

Để thuận tiện trong việc thực hiện mức lương cơ sở mới với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội nên Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02/2017/TT-BNV (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).

Theo đó, hướng dẫn chi tiết cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đại biểu Hội đồng nhân dân; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố…

Phân bổ lại thời gian làm việc của giáo viên dạy nghề

(Ảnh minh họa)

Đây là quy định đáng chú ý tại Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, thời gian làm việc của nhà giáo dạy cao đẳng/trung cấp nghề giữ nguyên là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, tuy nhiên phân bổ lại thời gian làm việc cụ thể như sau:

Thực hiện công tác giảng dạy/giáo dục học viên/học sinh/sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

Video: Tăng lương tối thiểu, lao động Việt Nam thấp thỏm lo thất nghiệp

Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa/nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng thay vì 12 tuần như trước đây; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp thay vì 08 tuần như trước đây.

Bài liên quan

Tăng lương cơ sở lên 1,3 triệu đồng/tháng từ năm 2017

PGS Văn Như Cương: Nếu bỏ công chức, viên chức, phải tăng lương cho giáo viên

Thực tập tại doanh nghiệp/cơ quan chuyên môn: 04 tuần.

Trường hợp không sử dụng hết thời gian học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thì được quy đổi thời gian còn lại chuyển sang công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng/Giám đốc giao.

Thông tư này bãi bỏ Mục II Thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 và Chương III Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015.

Cùng với đó là Nghị định 29/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).

Thông tư 13/2017/TT-BGTVT quy định về chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).

Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).

Thông tư 25/2017/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).

Thông tư 14/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (có hiệu lực từ ngày 10/7/2017).

Thông tư 134/2017/TT-BQP quy định danh mục, tiêu chuẩn bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng tương ứng với nghề đặc thù chuyên ngành kỹ thuật đặc công (có hiệu lực từ ngày 10/7/2017).

>>> Đọc thêm: Tăng lương cơ sở lên 1,3 triệu đồng/tháng từ năm 2017

Nguồn VTC: http://vtc.vn/chinh-sach-moi-ve-lao-dong-va-tien-luong-co-hieu-luc-tu-thang-7-2017-d332610.html