Chiến tranh Mùa Đông: Cuộc chiến không cân sức trong CTTG 2

Chiến tranh Mùa Đông là cuộc chiến không cân sức bậc nhất trong CTTG 2, khi chỉ với 250.000 quân Phần Lan lại có thể đánh bại 1 triệu quân Liên Xô.

Bắt đầu từ ngày 30/9/1941 và kết thúc chỉ hơn 3 tháng sau đó, vào ngày 13/3/1940, Chiến tranh Mùa Đông là tên gọi được đặt cho cuộc chiến giữa Phần Lan và Liên Xô diễn ra trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây cũng được coi là cuộc chiến không cân sức nhất trong cuộc đại chiến thế giới này. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tham gia vào Chiến tranh Mùa Đông, phía Phần Lan chỉ có vỏn vẹn khoảng 250.000 quân trong khi đó phía Liên Xô huy động tổng cộng khoảng 1 triệu quân cùng rất nhiều phương tiện chiến tranh hạng nặng như xe tăng với khoảng 5000 chiếc và khoảng 3800 máy bay các loại. Ảnh: Phần Lan bị máy bay Liên Xô tấn công. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Cuộc chiến chủ yếu xảy ra trên khu vực bán đảo Karelia, đây là phần lãnh thổ thuộc về Liên Xô đã bị Phần Lan "tranh thủ" chiếm mất khi Liên Xô đang hỗn loạn vì nội chiến trong những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Được đặt tên là "Cuộc chiến Mùa Đông" hay "Chiến tranh Mùa Đông" đơn giản là vì cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô diễn ra đúng vào mùa đông khắc nghiệt nhất thế kỷ 20 ở châu Âu. Mùa đông năm ấy, nhiệt độ thường xuyên đạt -40 độ C khiến quân đội Liên Xô bị thiệt hại nặng do hậu cần thiếu. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Thêm vào đó, những người lính Phần Lan đã chiến đấu cực kỳ quả cảm để bảo vệ đất nước mình khiến người Liên Xô dần dần bị sa lầy trong cuộc chiến này dù mới chỉ tham chiến được thời gian ngắn. Ảnh: Xe tăng Liên Xô bị phía Phần Lan thu giữ làm chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trang bị của binh lính Phần Lan thể hiện rõ sự thiện chiến và am hiểu địa hình của họ. Những bộ áo choàng màu trắng được tận dụng triệt để, mặt nạ che kín mặt chỉ để hở ra hai mắt khiến những người lính này có thể di chuyển bình thường giữa cơn bão tuyết mà không sợ bị gió tạt vào mặt gây bỏng lạnh. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Phương tiện di chuyển của binh lính Phần Lan trong cuộc chiến mùa đông cũng cơ động hơn rất nhiều so với phía Liên Xô. Để đối phó với những chiếc xe tăng của Liên Xô, binh lính Phần Lan đã sử dụng ván trượt để tiếp cận xe tăng Liên Xô ở cự ly gần sau đó sử dụng những chai xăng cháy ném vào xe tăng Liên Xô, thuật ngữ "Molotov" cũng được ra đời vào thời gian này nhằm ám chỉ những chai cháy, Molotov thực chất là tên của một viên chính ủy quân đoàn Liên Xô, được lính Phần Lan sử dụng để gọi những chai bom cháy như một cách châm biếm. Nguồn ảnh: Finland.

Quân đội Phần Lan được trang bị ván trượt và cả tuần lộc, những trang bị cực kỳ phù hợp với cuộc chiến trên tuyết khi nhiệt độ bên ngoài chỉ khoảng -40 độ C và tuyết phủ trắng xóa. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngược lại, phía Hồng Quân Liên Xô lại trang bị những bộ quân phục màu nâu khiến binh lính Liên Xô rất nổi bật giữa nền tuyết trắng xóa. Cuối cùng, sau hơn 3 tháng chiến đấu ác liệt dù chiếm lại được Karelia nhưng phía Liên Xô đã phải chịu thiệt hại nặng với khoảng 320.000 quân thương vong so với con số chỉ khoảng 70.000 quân thương vong của Phần Lan. Nguồn ảnh: BI.

Giống với mọi cuộc xung đột giữa một nước nhỏ với nước láng giềng lớn (mà ở đây là Phần Lan và Liên Xô), quốc gia nhỏ hơn buộc phải nhượng bộ, cắt bỏ toàn bộ vùng đất Karelia trao cho phía Liên Xô (tương đương 11% lãnh thổ Phần Lan) và chịu mất 30% sản lượng công nghiệp sau "phi vụ" nhượng đất này. Nguồn ảnh: PFH.

Phía Liên Xô cũng học được rất nhiều bài học đắt giá trong cuộc chiến này, giúp họ tiến hành một cuộc cải tổ quân đội kịp thời trước khi bị Đức tấn công vào hơn 1 năm sau đó. Ngược lại, việc bị Liên Xô tấn công cũng khiến Phần Lan mất đi thế chung lập, quyết định gia nhập vào phe Phát-xít để cùng Đức Quốc Xã "đòi" lại phần lãnh thổ Karelia sau khi Đức chính thức tuyên chiến với Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-tranh-mua-dong-cuoc-chien-khong-can-suc-trong-cttg-2-916691.html