Chiêm ngưỡng tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới

Không phải Mỹ, mà chính Đức mới là quốc gia khai sinh ra tên lửa hành trình đầu tiên trên thế giới, mở đường cho công nghệ tên lửa sau này.

Trà Khánh

Dù được biết tới với cái tên “bom bay”, nhưng trên thực tế V-1 lại sở hữu thiết kế gần như tương tự như các dòng tên lửa hành trình ngày nay. Và quốc gia thiết kế ra V-1 không ai khác chính là nước Đức hay cụ thể hơn là phát xít Đức với hy vọng mẫu vũ khí này sẽ giúp Hitler thay đổi được cục diện chiến trường.

V-1 (viết tắt của: Vergeltungswaffe 1) là mẫu tên lửa tấn công dẫn đường đầu tiên trên thế giới được Không quân Đức (Luftwaffe) sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II, nó được phát triển dưới sự hợp tác giữa Trung tâm nghiên cứu quân sự Peenemünde và Luftwaffe trong giai đoạn cuối những năm 1930 đầu những năm 1940.

Trên thực tế V-1 được xây dựng dựa trên ý tưởng phát triển một mẫu máy bay trinh sát không người lái điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến của kỹ sư hàng không người Đức Fritz Gosslau làm việc cho công ty chế tạo động cơ Argus Motoren. Và ý tưởng của Fritz Gosslau lại không mấy thành công trên thực địa nhưng nó lại tạo tiền đề cho việc phát triển V-1.

Dựa trên thiết kế của Fritz Gosslau, Không quân Đức tích cực đầu tư cho kế hoạch sở hữu một mẫu tên lửa tấn công tầm xa độc nhất vô nhị vào thời đó tuy nhiên kế hoạch này lại mất tới hơn 4 năm để thực hiện. Và mãi đến tháng 12/1942 nguyên mẫu V-1 đầu tiên mới thực chuyến bay đầu tiên của mình và nó được triển khai từ một máy bay tầm xa Fw 200 của Không quân Đức.

Đến mãi tháng 6/1944, Hitler và Luftwaffe mới ký sắc lệnh đưa vào trang bị hàng loạt V-1 trong thời điểm cục diện chiến trường đã có nhiều thay đổi với bất lợi dành cho người Đức. Và nước Đức lúc này cần tới các loại vũ khí như V-1 hơn bao giờ hết dù có lẽ đã quá muộn.

Về thiết kế, V-1 có phần thân hình thoi gần giống như một số mẫu tên lửa hành trình ngày nay, toàn bộ phần thân của nó được bọc thép nhưng phần cánh lượn của nó lại được làm bằng gỗ ép. Trong khi đó phần động cơ đẩy của V-1 được đặt tách biệt so với phần thân và được cố định bởi một giá đỡ và cánh lái ở đuôi tên lửa.

Hệ thống động cơ đẩy chính của V-1 là Argus As 014 với công suất chỉ tầm 660Ib, nhưng nó lại cho phép mẫu tên lửa này thực hiện hành trình bay tối đa lên tới 400km với tốc độ 640km/h. Trong ảnh là khoảng khắc một tên lửa V-1 chuẩn bị rơi xuống Lodon, nó thường được quân Đức bắn đi từ vùng Pas-de-Calais miền bắc nước Pháp cách London chỉ hơn 230km.

Bên cạnh việc được phóng đi từ các các bệ phóng di động V-1 cũng có thể được triển khai từ các máy bay ném bom của Không quân Đức khi đó điển hình như Heinkel He 111 với số lượng tên lửa mang theo từ 1 đến 2 đơn vị. Điều này sẽ giúp tăng đáng kể tầm bắn hiệu quả của V-1.

Bên cạnh việc được phóng đi từ các các bệ phóng di động V-1 cũng có thể được triển khai từ các máy bay ném bom của Không quân Đức khi đó điển hình như Heinkel He 111 với số lượng tên lửa mang theo từ 1 đến 2 đơn vị. Điều này sẽ giúp tăng đáng kể tầm bắn hiệu quả của V-1.

Trong ảnh là hai quả V-1 được triển khai từ một phi đội máy bay ném bom He 111 của Không quân Đức với mục tiêu nhiều khả năng là ở London. Mỗi tên lửa V-1 được trang bị đầu đạn nặng tới 850kg và với chừng đó thuốc nổ nó có thể dễ dàng xóa sổ một tòa nhà trong tích tắc.

Về hệ thống dẫn đường V-1 sử dụng la bàn hồi chuyển kết hợp điều khiển bằng sóng vô tuyến nhưng về cơ bản cả hai hệ thống này đều hoạt động không hoàn toàn chính xác do đó độ sai lệch của V-1 tương đối lớn thậm chí dao động trong bán kính lên tới 15km.

Trong suốt thời gian tham chiến của mình, "bom bay" V-1 đã thực hiện hơn 8.000 phi vụ, phá hủy hơn 1 triệu công trình tại Anh và khiến 22.892 người thương vong. Và từ V-1, người Đức tiếp tục phát triển tên lửa tấn công V-2 với sức công phá và tầm bắn mạnh mẽ hơn nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ để có thể giúp nước Đức thắng trận.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chiem-nguong-ten-lua-hanh-trinh-dau-tien-tren-the-gioi-729919.html