Chạy đua vũ trang Mỹ - Trung có thể quyết liệt hơn khi Trump nắm quyền

Sự đối đầu Mỹ - Trung có thể leo thang căng thẳng, nhất là trong chạy đua vũ trang sau khi ông Trump chính thức làm Tổng thống. Đây là đánh giá của tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP)

Mỹ - Trung: đối đầu ngày càng công khai

Trong 2 năm trở lại đây, Mỹ và Trung liên tục mâu thuẫn về vấn đề Biển Đông, và chính sách “Một Trung Hoa” (phủ nhận tính chính danh của Đài Loan như là quốc gia độc lập). Cho dù rất khó đoán, tuy nhiên Trump cũng đã từng có ý đe dọa trừng phạt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngày 11/1, ông Rex Tillerson ứng cử viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng phản đối Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép ở Biển Đông. Đồng thời, ông Tillerson cũng cho biết sau khi tàu sân bay Liêu Ninh và hạm đội tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan cho một cuộc tập trận mà nước này cho là bình thường, thì Mỹ cũng triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tới Tây Thái Bình Dương - khu vực Liêu Ninh vừa tập trận.

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ được ví như “đại bàng biển”

Ngoài những xung đột về Biển Đông, Mỹ còn nhiều lần nghi ngờ phía Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tấn công an ninh mạnh nhắm vào mình. Năm 2014, Mỹ cáo buộc hacker của quân đội Trung Quốc thực hiện tấn công mạng nhắm vào nước này.

SCMP dẫn ý kiến của ông Liu Yazhou (Đại học Quốc phòng Trung Quốc): Quân đội Trung Quốc không còn nhiều thời gian để tăng cường năng lực chiến đấu. Và Mỹ lại được xem là nhân tố ẩn trong 3 kịch bản về những mối đe dọa tiềm năng mà Bắc Kinh đang phải đối mặt: Một cuộc chiến ở eo biển Đài Loan; Một cuộc xung đột giữa Trung Quốc - Nhật Bản; Sự hỗn loạn ở khu vực biên giới Trung Quốc.

Trump muốn thay đổi chính sách ngoại giao với Bắc Kinh?

Donald Truml sẽ là Tổng thống Mỹ thứ 45. Ảnh: UPI

Tổng thống đắc cử Donald Trump dường như không muốn công nhận chính sách “Một Trung Hoa” mà Trung Quốc đề ra. Tuy chưa có phát ngôn chính thức nhưng ông Trump đã ám chỉ một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Washington với Bắc Kinh. Hồi cuối tháng 12/2016, ông Trump đã tiến hành điện đàm với Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, vụ việc này khiến chính quyền Bắc Kinh bất bình và tỏ thái độ không hài lòng, yêu cầu ông Trump thực hiện những gì đã cam kết trong chính sách ngoại giao trước đó của 2 bên.

Không chỉ có những tuyên bố mạnh mẽ về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ông Trump đã có những hành động đầu tiên ám chỉ về sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Washington và Bắc Kinh. Cụ thể, ông Trump đã tiến hành điện đàm với Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 12/2016. Ngoài ra, ông Trump còn đặt câu hỏi liệu Mỹ có nên duy trì quan điểm đối với chính sách “Một Trung Hoa”.

Nguy cơ xung đột?

Cả Mỹ và Trung Quốc đang có những kế hoạch tăng cường năng lực cũng như sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á.

Donald Trump liệu có tiếp tục nối dài tham vọng thực hiện chương trình hiện đại hóa sức mạnh lớn nhất của Hải quân Mỹ trong hàng thập niên qua với việc mở rộng quy mô hạm đội Hải quân Mỹ, từ 272 lên 350 tàu chiến, đóng thêm 3 tàu sân bay?

Từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã thể hiện sự lớn mạnh vượt bậc trong công cuộc hiện đại hóa quân sự. Chỉ trong năm 1016, nước này đã biên chế thêm 20 tàu chiến. Kế hoạch năm nay là đưa tàu sân bay thứ hai tàu sân bay thứ hai do Trung Quốc sản xuất và các tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 vào hoạt động. Theo báo cáo của Trung tâm Phân tích Hải quân tại Virginia năm 2016, Hải quân Trung Quốc sẽ nắm trong tay khoảng 279 chiếc tàu chiến vào năm 2020.

Còn dưới thời Tổng thống Obama, tháng 12/2016 Mỹ đã ký thỏa thuận với Australia để đưa các chiến đấu cơ tàng hình F-22 tới phía bắc Australia. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, đây là động thái phản ứng của Mỹ khi thấy các hành động “hung hăng” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoài ra, cuộc đua vũ trang Mỹ - Trung có thể làm xuất hiện hàng loạt vũ khí hạt nhân. Số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 260 đầu đạn hạn nhân, ít hơn nhiều so với 7.000 đầu đạn mà mỗi nước Nga và Mỹ đang có.

Theo các chuyên gia, cuộc đua vũ trang, tình trạng căng thẳng quân sự gia tăng với Trung Quốc đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ. Có ý kiến cho rằng ông Trump có thể thúc đẩy các quốc gia ở châu Á mua lượng vũ khí lớn từ Mỹ bằng cách sử dụng “mối đe dọa từ Trung Quốc”. Sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của quân đội 2 nước Trung Quốc và Mỹ ở khu vực châu Á có thể làm tăng nguy cơ xung đột.

Ông Donald Trump đang bắt đầu các hoạt động chuẩn bị để trở thành Tổng thống Mỹ chính thức vào 12 giờ ngày 20/1 (khoảng 0 giờ ngày 21/1 giờ Việt Nam). Sáng sớm nay theo giờ Việt Nam, ông Trump và Phó Tổng thống liên danh Mike Pence đã tới đặt vòng hoa tại nghĩa trang Quốc gia Arlington. Đây là hoạt động mở màn cho lễ nhậm chức.

Trong lễ nhậm chức Tổng thống của Donald Trump, dự kiến có gần 1 triệu người tham dự. Nhằm kiểm soát, đảm bảo an ninh, sẽ có 5000 vệ binh quốc gia và 3000 nhân viên khác được huy động để thiết lập vành đai bảo vệ. Nếu cần thiết sẽ dùng thêm 5000 tài xế mô tô phân khối lớn để lập “tường bảo vệ” lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử Donald Trump.

PV

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/the-gioi-thoi-su/chay-dua-vu-trang-my-trung-co-the-quyet-liet-hon-khi-trump-nam-quyen