Châu Á: Nổi cùng Trung Quốc

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc đã mang đến cho phần còn lại của Châu Á nhiều lợi ích lớn lao. Tuy vậy khu vực này vẫn cần đến phương Tây để phát triển.

Với việc khủng hoảng tài chính thế giới đang dần qua nhưng phương Tây vẫn chưa rõ khi nào thoát khỏi vũng lầy kinh tế thì sự phát triển bùng nổ mạnh mẽ của Trung Quốc, đạt tốc độ 11,1% trong 6 tháng đầu năm 2010 so với năm trước, đang xác định một giai đoạn tăng trưởng vàng cho Châu Á. Sự phát triển bùng nổ mạnh mẽ của Trung Quốc đang xác định một giai đoạn tăng trưởng vàng cho Châu Á Hồi phục sau khủng hoảng Các con hổ nhỏ, phát triển công nghiệp như Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á khác đều hồi phục hoàn toàn sau suy thoái kinh tế toàn cầu. Kể cả Thái Lan, đang trong hoàn cảnh khó khăn về rắc rối chính trị, vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 9,1% trong quý II năm 2010. Thậm chí Singapore đạt mức tăng trưởng đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2010, tới 17,9%. Và cuối cùng Trung Quốc đã chính thức vượt Nhật Bản thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, điều đó chứng tỏ kinh tế Trung Quốc có thể tác động đến tăng trưởng của toàn khu vực Châu Á. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO năm 2001, kinh tế Trung Quốc đã phát triển mạnh hơn, nhanh hơn và với khu vực Đông Á, Trung Quốc có xu hướng thâm hụt về kim ngạch thương mại thay vì xuất khẩu thặng dư như với Châu Âu và Mỹ. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của cả Australia và Ấn Độ. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Malaysia và Thái Lan, lớn thứ ba của Indonesia và Philippines. Tất cả mọi người đều nhận thức rõ về tiềm năng của thị trường Trung Quốc. Các trang trại nuôi gà ở Ấn Độ đều hiểu rõ rằng họ sẽ bán hàng sang Trung Quốc. Các nhân viên khách sạn ở Bali, Indonesia luôn bận rộn buổi tối với du khách đến từ Trung Quốc. Xuất khẩu của các nước Châu Á sang Trung Quốc tập trung chính vào ba lĩnh vực. Các quốc gia công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc coi Trung Quốc là thị trường lớn cho nhiều loại hàng hóa. Các nước như Australia, Indonesia xem Trung Quốc là đối tác ngày càng lớn về những loại nguyên liệu và hàng thô như than, quặng sắt và dầu cọ. Nhưng nhiều nước xuất khẩu ở Châu Á cũng bán các sản phẩm ở dạng một bộ phận, chi tiết sang Trung Quốc với tư cách là một thành viên trong chuỗi cung trong đó Trung Quốc là nơi lắp ráp cuối cùng một sản phẩm hoàn chỉnh. Khái niệm làm tại Trung Quốc có nghĩa là lắp ráp ở Trung Quốc từ những bộ phận được làm tại khắp Châu Á. Malaysia cho biết khoảng 60% hàng xuất khẩu của họ tới Trung Quốc được hoàn chỉnh nhằm bán sang các thị trường gồm Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Thủy triều lên không thể nâng mọi chiếc thuyền Các nghiên cứu khác cũng cho thấy Trung Quốc có ảnh hưởng lớn, tích cực đối với tăng trưởng của các nước Châu Á khác. Bên cạnh việc cung ứng một thị trưởng xuất khẩu, Trung Quốc còn là một nguồn lớn về khách du lịch, các cơ hội đầu tư và nhu cầu dịch vụ. Và ở mức độ vừa phải, Trung Quốc mang tới sự khích lệ về kinh tế: thúc đẩy suy nghĩ của người tiêu dùng và giới kinh doanh. Tuy nhiên dù đã qua ba thập kỷ phát triển bùng nổ nền kinh tế Trung Quốc vẫn chỉ chiếm có 8% GDP toàn cầu tính theo tỷ giá USD hiện tại. Tiêu dùng nội địa của Trung Quốc dù tăng nhanh vẫn chỉ bằng một phần nhỏ so với GDP quốc gia theo tiêu chuẩn thế giới (36%) và nó sẽ tăng khi Trung Quốc có nhiều cải cách để người dân có thu nhập cao hơn nữa, ví dụ như nâng mức lương của công nhân các nhà máy. Việc tái cân bằng đó dù được thực hiện từ nay nhưng cũng phải mất hàng thập kỷ mới đạt kết quả rõ rệt. Xét trên bình diện ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc sẽ giúp phần còn lại của Châu A. Tuy nhiên ở các mức độ khác nhau vì thế kỷ nguyên vàng chưa hẳn đã bừng sang và các nước Châu Á tiếp tục cần dựa vào thị trường phương Tây để xuất khẩu hàng hóa và phát triển đất nước. Hoa Chi (Theo Economist)

Nguồn DĐDN: http://dddn.com.vn/20100923050519789cat120/chau-a-noi-cung-trung-quoc.htm