Cấy chip vào bộ não khiến con người trở nên siêu đẳng

80 triệu bảng Anh đã được đổ vào dự án thử nghiệm cấy ghép vào não người. Chương trình này hứa hẹn sẽ kích thích hiệu quả làm việc của bộ não một cách mạnh mẽ nhất.

Ý tưởng cấy con chip vào bộ não để khiến nó trở nên siêu đẳng nghe như một kịch bản phim khoa học viễn tưởng. Nhưng một nhà thần kinh học tiên phong đã sẵn sàng để bắt đầu thử nghiệm công nghệ hiện đại này lên con người. Con chip bộ nhớ đã được thí nghiệm thành công trên chuột. Và một ngày nào đó nó có thể trở thành một sản phẩm được thương mại hóa rộng rãi, cho phép con người tăng cường khả năng làm việc của bộ não.

Tiến sĩ Theodore Berger là người đã chế tạo ra con chip não bộ, đồng thời cũng là giáo sư chuyên ngành kỹ sư y sinh của Trường đại học Nam California. Ông đã dành hơn 20 năm qua để phát triển đa dạng phương pháp cấy ghép vào não bộ. Ông đã thực hiện công việc bằng cách bắt chước những tín hiệu điện có trong bộ não để nghiên cứu chứng bệnh mất trí nhớ. Phần mềm đầu tiên hoạt động để chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn, nói chung lại là làm tăng cường trí nhớ. Để chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn, bộ não gửi một mẫu tín hiệu điện trong một mã duy nhất.

Cấy chip vào não người nghe như một ý tưởng khó tin. Ảnh: Shutterstock

Dựa theo cơ chế hoạt động này, con chip bộ não được thiết kế để gửi tín hiệu điện mà trùng khớp với các mẫu tồn tại trong não bộ. Con chip bắt chước quy trình tự nhiên của việc phát triển trí nhớ dài hạn. Với những người gặp khó khăn trong việc truy cập lại những kí ức cũ của bản thân, thiết bị cấy ghép sẽ cung cấp một kích thích. “Chúng tôi lấy những mã trí nhớ, tăng cường chúng và đặt chúng vào lại bộ não. Nếu chúng tôi có thể làm điều này một cách thích hợp, chúng tôi sẽ sẵn sàng để tiến hành”, Tiến sĩ Theodore Berger cho biết.

Trước đó, con chip được thử nghiệm trên khỉ và chuột, kết quả đều cho thấy khả năng ghi nhớ của bộ não ở hai loài này đã được tăng cường. Tiến sĩ Berger hiện đang hợp tác với Bryan Johnson, một doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ. Ông Johnson trước đó đã bán công ty cho Pay Pal với giá 800 tỉ đô la.

Dự án Kernel do Kerger và Johnson tiến hành Ảnh: Mopic

Với 100 tỉ đô tiền đầu tư của Johnson, bộ đôi này đã tiến hành một startup mới gọi là Kernel. Dự án này tập trung vào việc cho ra đời mẫu thử của những thiết bị cấy ghép vào bộ não người. Thị trường mục tiêu của dự án này là những người mắc bệnh mất trí nhớ và những dạng khác của chứng mất trí, cũng như những người bị đột quỵ hay có những thương tổn về não bộ. Bây giờ công ty đang bắt đầu tiến hành những bài kiểm tra với bệnh nhân mắc chứng động kinh ở trong các bệnh viện.

Phát biểu trên IEEE Spectrum, tiến sĩ Berger nói “Hiện tại chúng tôi đang thử nghiệm thiết bị trên con người, và những kết quả đầu tiên rất khả quan. Chúng tôi hướng đến mục tiêu là thương mại hóa việc cấy ghép này”. Trước đó, những nghiên cứu tiên phong về việc cấy chip vào bộ não của Berger và những kĩ sư thần kinh khác đã được nhận tài trợ từ DARPA (cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến). Tổ chức này cũng đang có ý định phát triển một thiết bị lâm sàng trong thập kỷ này.

Nhiều câu hỏi cơ bản về khoa học của thông tin trí nhớ vẫn đang được trả lời, điều này làm cho ý định xây dựng một thiết bị lâm sàng của những nhà sáng lập ra Kernel đáng chú ý hơn. Ví dụ, nếu hai con người cùng ghi nhớ một danh sách các từ, liệu những tín hiệu điện trong não họ có trùng khớp với nhau hay không? Hay mỗi người họ sử dụng một mẫu duy nhất của tín hiệu để mã hóa trí nhớ?

Trước khi được sử dụng nhằm mục đích phát triển sức khỏe cho con người, công ty hy vọng thiết bị sẽ được dùng để cải thiện trí nhớ của những người bị bệnh suy biến, như mất trí nhớ. Ông Johnson nói trên tờ New Scientist “Ý tưởng đó là nếu bạn đã mất đi những chức năng hoạt động của bộ nhớ, bạn có thể tạo ra một sự cấy ghép. Nó sẽ giúp bạn khôi phục lại mạng lưới dây thần kinh, khôi phục trí nhớ. Những con người siêu đẳng đầu tiên xuất hiện là những người phải có sự thiếu hụt để bắt đầu”.

Chạy bộ giúp cải thiện trí nhớ

Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng thường xuyên chạy bộ sẽ tăng cường việc nhớ thông tin trong các kì kiểm tra. Những nhà khoa học nói, một học sinh chọn những hoạt động thể thao sau khi trải qua những giờ học căng thẳng, đã có những kết quả tích cực đến việc ghi nhớ của chúng. Học sinh được khuyến khích chạy bộ nhiều hơn là tham gia những hoạt động thụ động như chơi game.

Bích Trâm (DailyMail)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cay-chip-vao-bo-nao-khien-con-nguoi-tro-nen-sieu-dang-c7a461605.html