Cắt bao quy đầu cho con mẹ mà không biết điều này là đang hại trẻ hết sức nghiêm trọng

Cắt bao quy đầu cho con mẹ mà không biết điều này là đang hại trẻ hết sức nghiêm trọng sẽ hối chẳng kịp.

Nghe theo lời khuyên của nhiều người, một số ông bố bà mẹ đã đưa con đi nong bao quy đầu quá sớm, thậm chí là vài tháng tuổi khiến đứa trẻ đau đớn, khóc thét mỗi lần đi tiểu hoặc khi quần áo cọ vào vết thương. Thấy con khóc, cha mẹ không dám chạm đến chỗ đau của bé, kể cả việc vệ sinh vùng kín càng bị hạn chế.

Do đó, bao quy đầu lại bị bó hẹp trở lại. Ngoài ra, các can thiệp ngoại khoa (nong hoặc cắt bao quy đầu) có thể gây ra biến chứng như: chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau mổ. Thậm chí có thể gây các cố tật mãn tính về sau như: sẹo xấu, hẹp da quy đầu tái phát, hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.

Gần đây thông tin có khoảng gần 80 bệnh nhân là trẻ em ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên được phụ huynh đưa tới BV Da liễu TƯ (Hà Nội) khám và điều trị bệnh sùi mào gà làm nhiều cha mẹ lo sợ.

Nguyên nhân gây lây nhiễm bệnh ban đầu được cho là do các bé cắt bao quy đầu tại một phòng khám tư nhân ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Vậy bao quy đầu là gì

Bao quy đầu là phần da che phủ quy đầu. Trước khi trẻ chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Biểu mô của hai lớp này thường xuyên được thay mới. Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Trên thực tế, có khi phải mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.

Trong khi đó, định nghĩa về hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da bó chặt quy đầu, không thể lộn hoàn toàn ra khỏi quy đầu. Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ hẹp sẽ giảm dần theo lứa tuổi. Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nhưng càng lớn lên, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu gần như không cần phải can thiệp. Theo đó, 96% trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu; 50% trẻ 1 tuổi vẫn còn tình trạng trên; 10% trẻ 3 tuổi gặp rắc rối với tình trạng hẹp và chỉ có 1% thanh niên 17 tuổi thực sự có vấn đề với bao quy đầu của mình vì quá hẹp.

Ưu tiên các biện pháp bảo tồn ít gây đau đớn

Đó là khuyến cáo của các thầy thuốc trên toàn thế giới. Theo đó, biện pháp kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày hay kéo da quy đầu bằng tay kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid là những biện pháp ít gây đau đớn, rẻ tiền và an toàn cho trẻ. Phương pháp này hiệu quả không kém các phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật; hơn nữa trẻ không bị đau, không bị sang chấn về tinh thần hay sang chấn tại chỗ như nong hoặc cắt bao quy đầu.

Với phương pháp dùng tay kéo căng da quy đầu mỗi ngày, phần lớn nó có thể được nong rộng trong vòng 1-2 tháng nếu thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi ngày.

Vì sao trẻ có thể mắc sùi mào gà

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà ở trẻ nhỏ là do tiếp xúc trực tiếp với vi rút. Trẻ nhỏ có thể đi chít hẹp bao quy đầu do dùng chung dụng cụ không được vô khuẩn. Hoặc có thể lây từ bố mẹ bị mắc nhưng sinh hoạt không biết các bảo vệ cho con.

Khi trẻ có những vết phồng rộp bộ phận sinh dục, hay có những bất thường ở cơ quan sinh dục cần phải đưa trẻ đi khám sớm.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/cat-bao-quy-dau-cho-con-me-phai-biet-dieu-nay-tranh-ruoc-benh-sui-mao-ga-vao-than-d150494.html