Cáo buộc 'hack' bầu cử Mỹ có thể dẫn đến chiến tranh mạng toàn cầu (video)

Sau thất bại của ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trước Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, truyền thông thế giới bị thống trị bởi những cáo buộc liên quan đến "tin tặc Nga", dường như hackers Nga đóng vai trò then chốt trong thất bại của bà Hillaru Clinton và đảng Dân chủ Mỹ.

Bản báo cáo của CIA về việc hackers Nga tấn công mạng

Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, các nhóm hackers có nickname là Fancy Bear và Bear Cozy đã sử dụng một mã độc có tên là Grizzly Steppe hỗ trợ Donald Trump giành thắng lợi trong cuộc bầu cử bằng cách... tiết lộ những hành vi tham nhũng trong nội bộ Đảng Dân chủ và văn phòng bầu cử của bà Hillary Clinton.

Người ta dễ hiểu rằng, tất cả những thông tin đang làm dậy sóng trên mạng xã hội là những nỗ lực cuối cùng của chính quyền ông Obama nhằm kích hoạt cuộc "chiến tranh lạnh" với Nga, chuyển sự chú ý của công luận khỏi những thất bại đảng Dân chủ đồng thời tìm cách cứu vớt một thất bại hiển nhiên. Nhưng các nỗ lực của những người ủng hộ đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử đầy kịch tính lại gây ra những tác dụng phụ dẫn đển nguy cơ một cuộc chiến tranh thực sự trong không gian ảo với Nga và hình thành chiến trường không gian mạng toàn cầu, trong đó không chỉ có các hacker Nga tham gia cuộc chiến mà là tất cả các hacker trên toàn thế giới.

Đây không phải là lần đầu tiên những khả năng tác chiến không gian mạng của Nga được công khai trên mạng thông tin đại chúng. Những thông tin về "hacker Nga" hình thành trong nhận thức của phương Tây từ năm 1999, khi NATO tiến hành chiến dịch ném bom Serbia, những thông tin về hackers Nga lại nổi bật trên truyền thông mạng xã hội trong cuộc xung đột giữa Nga với Gruzia và cuộc chiến ở Ukraine. Trong một số quốc gia mà các nhà lãnh đạo là những người có tư tưởng bài Nga, như các nước vùng Baltic, thường xuyên có những cáo buộc rằng, quốc gia mình đang là mục tiêu của cuộc tấn công mạng từ phía Nga.

Hiện nay, nguồn nhân lực và sự phát triển công nghệ cho phép Nga có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh không gian mạng. Lực lượng tác chiến không gian mạng của Nga chính thức đi vào hoạt động năm 2014 dưới sự chỉ huy trực tiếp của thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pavel Popov, bao gồm một số đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu tập trung vào phát triển công nghệ thông tin, an ninh truyền thông và thông tin liên lạc, đào tạo và tuyển dụng các chuyên gia thành thạo trong các phương pháp và chiến thuật hack . Lực lượng tác chiến không gian mạng được sự hỗ trợ trực tiếp từ Trung tâm nghiên cứu đặc biệt Bộ quốc phòng Nga, các viện nghiên cứu khoa học công nghệ như NII Kvant, hình thành các đơn vị khoa học đặc biệt từ binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự và quân nhân phục vụ theo hợp đồng, có kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, không gian mạng và là những tài năng đặc biệt. Những người này được tuyển chọn từ cộng đồng hacker đông đảo người Nga. Các tài năng về công nghệ thông tin, không gian mạng có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện và vô hiệu hóa các mã độc mà phương Tây sử dụng để tấn công mạng nước Nga.

Rất khó nhận ra được một cuộc chiến tranh không gian mạng giữa hai hoặc nhiều quốc gia vì những hoạt động tấn công mạng hoàn toàn bí mật và không sử dụng các phương tiện tấn công vật chất. Nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy Nga hiện đang có một lực lượng tác chiến không gian mạng có năng lực và trình độ rất cao mà các đối thủ xứng tầm chỉ có thể tính đến các cường quốc công nghệ như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và một vài nước phát triển khác. Tổng thống mãn nhiệm Obama và thượng nghị sĩ McCain rất sai lầm khi đánh gia Nga là một đất nước lạc hậu về công nghệ thông tin, trong khi Nga có thừa khả năng để tiến hành cuộc chiến tranh mạng có hiệu quả.

Những kỹ năng thiên tài của các nhà toán học Liên Xô trước đây và Nga hiện nay là một vấn đề hoàn toàn hiển nhiên, đóng vai trò cốt lõi trong công nghệ hạt nhân và vũ trụ, lĩnh vực mà Nga từ lâu đã là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới. Nga cũng là nơi sản sinh ra nền văn hóa lập trình tinh vi quá trình sinh sản từ nhu cầu thực tế. Khi Liên Xô bắt đầu tụt hậu sau phương Tây trong công nghệ gia tăng sức mạnh bộ vi xử lý, yếu điểm này buộc các lập trình viên phải viết code sao cho chương trình chạy hiệu quả của mình để trở nên hiệu quả tại văn bản mã mà có thể thực hiện mà không làm quá tải năng lực bộ vi xử lý vốn đã bị giới hạn. Những kỹ năng này đã khiến cho các lập trình viên người Nga có trình độ rất cao sau khi Liên Xô sụp đổ.

Sức mạnh tác chiến không gian ảo của Nga cũng được khẳng định bởi thực tế, đây không phải là hoạt động trên mạng duy nhất chỉ có thể xuất phát từ các lập trình viên có trụ sở tại nước Nga. Nói một cách khác, lực lượng tác chiến không gian mạng Nga hoạt động trên khắp thế giới, các hacker đang làm việc theo những phương pháp rất khó có thể phát hiện hoặc ít nhất là xác định có một cuộc tấn công mạng. Những điều hiển nhiên này cho thấy, chính phủ Mỹ phải cực kỳ cảnh giác khi muốn tham gia vào một cuộc chiến không gian ảo với Nga.

Trong khi chính quyền Obama đưa ra một số các biện pháp được cho là "trừng phạt" Nga, dựa trên cáo buộc "hack" cuộc bầu cử Mỹ, các quan chức và chuyên gia Mỹ thừa nhận công khai rằng họ không muốn mạo hiểm đối đầu với cuộc tấn công trả đũa của Nga trên chiến trường không gian ảo chống lại đế chế công nghệ truyền thông khổng lồ của Mỹ. Đây thực tế là một môi trường tác chiến mà Mỹ rất dễ bị tổn thương.

Chiến trường không gian ảo dựa trên những tình huống phức tạp của lịch sử đã trở thành một khu vực tác chiến khác mà ở đó Nga cũng thành công khi ngăn chặn sự tấn công của Mỹ nhờ khả năng riêng biệt của quốc gia này, xuất phát từ giai đoạn tiền phát triển công nghệ thông tin, các nhà lập trình Nga buộc phải đi theo một hướng riêng, không tương đồng với xu hướng lập trình quốc tế.

Trong tương lai, khi cộng đồng tình báo Mỹ phải đối mặt với những giới hạn của thực tế này, xung đột trong không gian mạng có thể dẫn đến những thỏa thuận mà theo đó đưa ra các tiêu chí điều chỉnh quốc tế, ví dụ như cấm tiến hành chiến tranh mạng chống lại các quốc gia có chủ quyền.

Một vấn đề khá hài hước, Nga luôn đề xuất đưa ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho các hoạt động mạng toàn cầu, bắt đầu với đề xuất năm 2009 về một hiệp ước an ninh thông tin quốc tế và những "quy tắc ứng xử quốc tế về an ninh thông tin" vào năm 2011, được đại sứ thường trực Nga trình bày trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có thể đoán được, cả hai đề xuất này đều bị chính quyền Obama bác bỏ.

Việc Mỹ không sẵn sàng chấp nhận các thỏa ước quốc tế về chiến tranh mạng đã được giải thích một cách chính xác và được khẳng định bởi Edward Snowden – thực tế do Mỹ muốn tự do sử dụng ưu thế công nghệ cao của mình để tiến hành các cuộc tấn công không gian mạng trong tương lai, hỗ trợ cho các cuộc "cách mạng sắc màu" lật đổ chính quyền mà Nhà Trắng cho rằng không thân thiện.

Nếu mối quan hệ giữa Nga và Mỹ không được giải quyết theo hướng tích cực trong những năm cầm quyền sắp tới của tổng thống Mỹ Donald Trump, các vấn đề của chiến tranh không gian mạng có thể sẽ là phần then chốt đốt nóng mọi chương trình nghị sự của tương lai.

Phân tích của nhóm chuyên gia South Front về hậu quả của những cáo buộc tấn công mạng "hacker Nga" có thể dẫn đến cuộc chiến tranh không gian mạng toàn cầu

Bài viết của nhóm South Front: J.Hawk, Daniel Deiss, Edwin Watson

TTB

Trịnh Thái Bằng -

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/cao-buoc-hack-bau-cu-my-co-the-dan-den-chien-tranh-mang-toan-cau-video-103630.html