Cảnh giác bệnh cúm mùa ở cả trẻ nhỏ và người lớn

Bệnh cúm nếu không điều trị và có biện pháp can thiệp kịp thời rất dễ xảy ra biến chứng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Trong khoảng thời gian chuyển mùa như hiện nay, cả trẻ nhỏ và người trưởng thành rất hay mắc bệnh cúm mùa. Theo TS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

TS Lâm cho biết, bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh cúm mùa.

Theo đó, ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là: Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện; có cảm giác ớn lạnh; nhức đầu; đau nhức cơ bắp; chóng mặt…Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài.Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

Để điều trị và phòng bệnh cúm mùa, TS Lâm cho biết, tất cả các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

Sau đó, nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.

Khi bị cúm mùa có thể điều trị hạ sốt và chỉ dùng Paracetamol khi sốt trên 38o5, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt. Ngoài ra cần đảm bảo cân bằng nước điện giải, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bệnh cúm mùa có thể phòng tránh bằng các đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, rửa tay sạch bằng xà phòng, vệ sinh hô hấp khi ho khạc, tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Khi điều trị cần cách ly người bệnh ở buồng riêng, người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị. Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.

Một bện pháp phòng bệnh hữu hiệu khác là tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Lưu ý những trường hợp sau khi đi tiêm phòng đó là, người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…), người trên 65 tuổi

Minh Hoàng

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/song-khoe/canh-giac-benh-cum-mua-o-ca-tre-nho-va-nguoi-lon-d91614.html