Cảnh báo nổi bật nhất ngày 8/10: Điểm mặt những chất phụ gia cực độc để pha chế cà phê

Cảnh báo nổi bật nhất ngày 8/10: Nước ngầm tại TP HCM có chất gây ung thư;Đồ chơi sơn màu nước trẻ em gây suy giảm hệ miễn dịch…

Đồ chơi sơn màu nước trẻ em gây suy giảm hệ miễn dịch

Vừa qua, Ủy Ban An Toàn Sản Phẩm Tiêu Dùng Hoa Kỳ (CPSC) thu hồi được 2.8 triệu lọ sơn màu nước bằng tay trẻ em và sơn màu nước trang trí của nhà sản xuất Sargent Art, tại Hazleton, Pa, ở Mỹ và 20,000 lọ sơn màu nước ở Canada vì có chứa vi khuẩn độc hại.

Đồ chơi sơn màu nước trẻ em gây suy giảm hệ miễn dịch.

Theo cơ quan chức năng cho biết, những lọ nước sơn màu nước này có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Khi trẻ dùng tay chấm vào sơn rồi tô hoặc vẽ lên giấy, tường hay đồ vật bằng gỗ nào, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm một cách trầm trọng, từ đó, trẻ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi virut gây ra.

Lệnh thu hồi khẩn cấp này được áp dụng cho 13 loại sản phẩm đồ chơi sơn màu nước bằng tay trẻ em và sơn màu nước trang trí của nhà sản xuất Sargent Art tại Mỹ. Kể từ khi, những sản phẩm sơn màu này xuất hiện trên thị trường từ tháng 5/2015 tới 6/2016, hiện vẫn chưa có thông báo nào phản ánh tình trạng gặp nguy hiểm của nạn nhân.

Thủy sản nhiễm kháng sinh, người tiêu dùng biết độc nhưng vẫn phải ăn

Nhiều thủy sản được bày bán tại TP.HCM được xác nhận là nhiễm chất cấm kháng sinh, nhưng cơ chế giám sát chưa chặt chẽ, người tiêu dùng phải chấp nhận. Theo kết quả kiểm nghiệm, 100% số mẫu cá trê, cá lăng, cá kèo, cá chim trắng, cá điêu hồng, cá điêu hồng, basa lấy từ đầu mối các thương lái đem đi kiểm nghiệm đều cho kết quả tồn dư hai chất cấm là enrofl oxacin, leucomalachite. Sở dĩ có tình trạng mẫu tồn dư chất cấm cao, là do cơ quan chức năng tập trung lấy mẫu ở nhóm có nguy cơ cao, chứ không thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên, đại trà.

Các cơ quan chức năng TP.HCM khuyến cáo, người tiêu dùng cần lựa chọn các loại thủy sản được nuôi, có nguồn gốc đạt tiêu chuẩn VietGAP. Thế nhưng, thực tế thì người tiêu dùng rất khó có thể kiểm tra được điều này, do thủy sản được bán tại chợ đa số là không có bao bì, nhãn mác để chứng minh nguồn gốc, nên không thể nào nhận biết được.

Nước ngầm tại TP HCM có chất gây ung thư

Cụ thể, Công lý cho biết, theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, thống kê kết quả giám sát 8 tháng đầu năm 2016 của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM mới công bố, các mẫu nước giếng hộ dân tự khai thác hầu như có độ pH thấp, tỷ lệ mẫu không đạt là 41,62% (82/197 mẫu không đạt). Đặc biệt, hàm lượng Amoni trong nước giếng cao vượt giới hạn cho phép (9,14%). Các điểm không đạt tại Quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn. Một số điểm không đạt hàm lượng sắt tổng số (2,03%) tại Quận 12, Hóc Môn. Cũng theo Trung tâm, các chất không đạt trong nguồn nước ngầm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Cụ thể, độ pH thấp sẽ làm tăng tính axit trong nước, làm ăn mòn kim loại trên đường ống, vật chứa và tích lũy các ion kim loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm mau hỏng vải, quần áo khi giặt…

Điểm mặt các phụ gia thường dùng pha chế cà phê

Theo các chuyên gia, trong quá trình sản xuất cà phê rang xay, người ta thường sử dụng một số chất phụ gia để hoàn thiện chất lượng cho sản phẩm cà phê về mùi, vị, mầu và độ sánh. Về mầu, trước kia, người ta thường dùng đường kính, khi rang, do nhiệt độ cao nên đường bị caramen hóa làm cho nước cà phê có mầu nâu đen đậm hơn, có vị đắng tương tự như vị đắng của cà phê và dư vị ngọt do đường còn sót lại. Tuy nhiên, hiện nay, người ta rất ít dùng đường mà dùng chế phẩm caramen được sản xuất với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp. Các chế phẩm này có ký hiệu INS là 150a. 150c, 150d. Caramen không những dùng cho cà phê mà còn được phép dùng trong nhiều thực phẩm khác.

Ngoài ra một số người có kinh nghiệm dùng nước mắm để cải thiện mùi thơm của cà phê cũng rất tốt. Trong nước mắm chất lượng cao, có rất nhiều axit amin. Khi rang cà phê ở nhiệt độ cao, những axit amin này sẽ chuyển hóa để tạo thành mùi thơm rất đậm đà và hấp dẫn cho cà phê.

Hiện nay, đa số các cơ sở rang xay cà phê đều dùng hương cà phê tổng hợp. Nhiều nước đã sản xuất được những chất tạo hương cho thực phẩm như: hương bò, gà, cá, tôm, cua, táo, chanh, lê, đào ….trong đó có hương cà phê.

Còn để tạo ra vị đậm đà cho cà phê, người ta bổ xung một lượng muối ăn (NaCl) thích hợp. Để tạo ra vị “đắng và ngọt” dễ chịu cho cà phê, có thể sử dụng một số chất ngọt tổng hợp như: Acesulfam kali (INS 950), Aspartam (INS 951), Sucraloza (INS 955), Sacarin (INS 954). Hàm lượng của những chất ngọt tổng hợp phải tuân theo quy định của bộ Y tế.

Để tạo cho tách cà phê sánh đặc theo sở thích của người tiêu dùng, người ta đã sản xuất ra những chế phẩm tạo đặc để bổ sung vào cà phê. Chế phẩm này được sản xuất bằng cách sử dụng một số chất phụ gia tạo đặc như: Natri Cacboxymetyl Cenlulose (INS 466), Carrageenan (INS 407), Aga Aga (INS 406), Gôm Gua (INS 412), Gôm Arabic (INS 414), Gôm Karaya (INS 416), Gôm Gellan (INS 418), Pec tin (INS 440), Metyl Cellulose (INS 461), Metyl Ethyl Cellulose (INS 465).

Thành phần của chất tạo đặc đang bán trên thị trường thường bao gồm khá nhiều cấu tử tùy thuộc vào bí quyết của nhà sản xuất. Chế phẩm tạo đặc cho cà phê được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về mức độ an toàn thực phẩm và cho phép lưu hành.

Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng phụ gia chưa được quản lý chặt chẽ nên có thể là nguyên nhân gây ra nguy cơ nhiễm độc cho sản phẩm cà phê làm cho người tiêu dùng rất lo lắng. Nhiều cơ sở thường bị cơ quan chức năng quy kết đã sử dụng chất phụ gia không có nguồn gốc xuất xứ.

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/canh-bao-noi-bat-nhat-ngay-810-diem-mat-nhung-chat-phu-gia-cuc-doc-de-pha-che-ca-phe-d105034.html