Cần quy định tránh hàng không rõ nguồn gốc tràn vào Việt Nam

Thảo luật về dự án Luật Quản lý Ngoại thương tại hội trường sáng nay 7.11, nhiều đại biểu cho rằng dự án luật còn nhiều bất cập. Nhất là trong bối cảnh mở cửa thương mại như hiện nay cần có quy định để tránh hàng

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết phát biểu thảo luận. Ảnh: Quochoi.

Đại biểu Lê Anh Tuấn, đoàn Hà Tĩnh đề nghị cần rà soát kỹ bảo đảm tính tương thích giữa một số chế định trong luật với các điều luật quốc tế như các quy định cảu WTO hay các hiệp định tự do thương mại. Chẳng hạn, theo WTO các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu bị cấm hoàn toàn trừ khi liên quan an ninh quốc gia, đạo đức con người, bảo vệ môi trường, tài nguyên quý hiếm… Các trường hợp này cần được luật hóa để đảm bảo minh bạch luật lệ trong nước cũng như cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Ngoài ra cần đảm bảo thống nhất luật này với các luật liên quan, chẳng hạn như luật hải quan.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn An Giang cho rằng dự án luật chưa quy định các biện pháp quản lý ngoại thương. Về nhập khẩu, dự án luật chưa cập nhật kịp thời vấn đề kim ngạch nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát hàng nhập khẩu nhất là hàng hóa từ Trung Quốc chưa chặt chẽ… Luật phải dựa trên các cam kết quốc tế đồng thời phải là công cụ tự vệ thương mại, giúp cho người dân không phải tiêu dùng sản phẩm độc hại kém chất lượng và doanh nghiệp không phải gánh việc cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp nước ngoài”. Đại biểu đề nghị phải quy định giải quyết tranh chấp và các biện pháp quản lý ngoại thương cũng như các biện pháp chính sách liên quan chặt chẽ hơn. Chính phủ vừa ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt với hàng nhập vào Việt Nam theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc, hàng hóa nhập khẩu sẽ tràn ngập, cần tránh hàng hóa Trung Quốc không rõ nguồn gốc tràn vào vào. Đại biểu đề nghị cần cân nhắc quy định chặt hơn về hạn ngạch, đảm bảo công khai minh bạch, hợp lý.

Tương tự, Đại biểu Nguyễn Vân Chi, Nghệ An, nêu tình trạng gần đây xảy ra tình trạng thương nhân nước ngoài thu gom hàng xuất khẩu, cảnh tranh không lành mạnh với trong nước, thu mua hàng hóa phi thương mại ảnh hưởng đến kinh xã hội, việc họ không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Đại biểu đề nghị đánh giá toàn diện hơn về sự hiện diện của thương nhân nước ngoài.

Một số đại biểu cho rằng phạm vi điều chỉnh của luật ôm đồm quá nhiều vấn đề, vô hình chung khóa thêm nhiều tầng quản lý mới. Đại biểu Vũ Tiến Lộc nói: “Có nhiều quy định đã có trong văn bản khác, lại tiếp tục quy định trong luật này, giăng thêm lưới quản lý”, ví dục quy định phát sinh giấy phép tạm nhập tái xuất, hay các quy định về gia công thuốc, thực phẩm đã được quy định trong các luật khác.

Đại biểu cho rằng “dự thảo này là điển hình về luật khung luật ống”, không có tiến bộ gì so với luật hiện hành, ví dụ về giấy phép xuất nhập khẩu quy định quá chung chung, nội dung sơ sài, đồng nghĩa với việc văn bản hướng dẫn muốn quy định thế nào cũng được. Dự thảo trao quyền cho Bộ Công thương nhưng không quy định cụ thể, dễ dẫn tới lạm quyền - đại biểu nói.

Một bất cập nữa của luật là vấn đề dịch vụ qua biên giới không được đưa đưa vào luật. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đoàn TPHCM cho rằng nhiều dịch vụ ngoại thương không kiểm soát dược: “Doanh thu phát sinh từ Việt Nam nhưng ta không thu thuế được. Hoặc tiêu dùng bên ngoài như đánh bạc, y tế… rất nhiều, cần có cách quản lý thế nào”. Đại biểu Nghĩa đề nghị Bộ Công Thương cần xem xét đưa vào luật, ngoại thương gồm cả thương mại và dịch vụ. “Khái niệm thương mại rộng hơn chỉ là mua bán, Bỏ hẳn mảng thương mại dịch vụ là đáng tiếc và khập khiễng” – đại biểu nói.

Nhiều đại biểu đề nghị không thành lập văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay Bộ Công thương đã biên chế cán bộ thuộc bộ để làm nhiệm vụ này. Nếu thành lập văn phòng đại diện làm tăng biên chế không cần thiết và chồng chéo với nhiệm vụ của cơ quan đại diện, hiệu quả hiện nay không cao. Các đại biểu đề nghị quy định rõ trách nhiệm thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, UBND các cấp trong xúc tiến thương mại Việt Nam trên trường quốc tế.

M.H

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/can-quy-dinh-tranh-hang-khong-ro-nguon-goc-tran-vao-viet-nam-608723.bld