Cái chết của con người có thực sự đáng sợ!

Đối với con người, cái chết có thực sự đáng sợ không?. Hãy tham khảo qua bài viết này.

Có câu: “Con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương; con người sắp chết thì nói lời phải”.

Khi con người sắp sửa từ giã cõi đời, họ đều mong ước mình làm được nhiều điều tốt đẹp, vuông tròn đạo nghĩa với cha mẹ, trách nhiệm với gia đình. Cũng từ lúc ấy họ trở nên bao dung, nhân ái và vị tha hơn… Khi nhận biết điều đó trước sau gì cũng sẽ xảy ra, không có nghĩa là người Phật tử xem cuộc đời là ảm đạm, thê lương. Ngược lại, khi ấy ta có thêm dũng cảm đối diện với sự thật.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Sợ chết!

Con người lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì hy vọng và tưởng tượng về đời sống tương lai của mình. Cõi chết, chẳng hạn, tự nó không khủng khiếp và khiếp sợ hay kinh hãi chỉ do tâm trí của chúng ta tưởng tượng mà ra. Chúng ta thường không đủ can đảm để đối đầu với ý tưởng về cái chết. Với những kẻ không dám đối đầu với thực tế, thì khổ đau thật sự khủng khiếp và không thể chấp nhận được. Nhưng nếu chúng ta biết đương đầu với sự thật, nó sẽ làm dịu bớt hay loại trừ cái khủng khiếp của sự sợ hãi.

Chết chính là tái sinh

Theo đạo Phật, chết là sự tan rã của uẩn. Những uẩn này là thọ, tưởng, hành, thức, và sắc hay vật chất. Bốn nhóm đầu thuộc về tinh thần hay nama, họp thành đơn vị của thức. Nhóm thứ năm, rupa là vật chất hay vật lý uẩn. Sự phối hợp của tâm vật lý đó theo quy ước được đặt cho một cá nhân, một con người hay cái Tôi.

Bạn nên biết rằng, trong thế giới tự nhiên, cái gì có sanh ra đều có mất đi, có tồn tại phải có ngày kết thúc, điều đó không thể miễn cưỡng hoặc thay đổi được.

Vậy nguyên nhân của cái chết là từ đâu?

Chết là một hiện tượng tự nhiên, một quy luật chung trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi. Dù là người giàu hay nghèo, sang hay hèn, đã sanh ra trên cõi đời này không sớm thì muộn chắc chắn có một ngày chúng ta phải từ bỏ tất cả để ra đi, dù chúng ta có muốn hay không muốn.

Chết do thọ mạng hết. Thọ mạng là mạng sống của chúng sanh và chư thiên trong thế gian này hay ở các cảnh giới khác.

Chết do nghiệp hết. Nghiệp là những hành động có chủ ý, có thể là thiện hay bất thiện, và có thể biểu hiện qua thân, qua lời nói hay ý tưởng. Tất cả các hành động có chủ ý đều được gọi là nghiệp.

Chết do nghiệp và thọ mạng đều hết.

Chết do sự can thiệp của nghiệp hủy diệt. Nghiệp hủy diệt là nghiệp thứ tư trong 4 loại nghiệp được xếp loại theo phương thức tác dụng.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/cai-chet-cua-con-nguoi-co-thuc-su-dang-so-d141691.html