Cách bày mâm cỗ cúng ông táo vào ngày 23 tháng Chạp này!

Ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ để tiễn ông Táo về trời. Vậy bạn đã biết cách bày mâm cỗ cúng ông táo cho năm nay chưa?

Dưới đây, Phụ Nữ News xin mách bạn cách bày mâm cỗ cúng ông táo để chia tay năm cũ, đánh dấu một năm mới trọn vẹn, gia đình êm ấm, phát lộc, phát tài.

Một trong những điều bạn phải thật sự chú ý đó chính là lựa chọn lễ vật để cúng ông Táo.

Thường lễ vật cúng ông Táo bao gồm: mũ ông Táo ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Cũng có khi, người ta đơn giản nó đi bằng việc cúng tượng trưng một cổ mũ ông Táo kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy là được. Việc lựa chọn màu sắc cho lễ vật là phù hợp vào ngũ hành, do đó, vấn đề này cũng được nhiều gia đình đặc biệt chú ý. Và những lễ vật này sẽ được đốt đi sau khi cúng.

Một số thứ không thể thiếu cho nghi lễ cúng ông Táo này giồm có: một ít bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép sống.

Theo phong tục của người miền Bắc, để tiễn ông táo về trời, họ còn chuẩn bị một con cá chép còn sống, thả nó trong chậu nước để làm phương tiền cho các ông táo về chầu trời. Con cá chép này sau đó sẽ được phóng sinh bằng cách thả ra hồ nước hay sông.

Bên cạnh đó, một mâm cỗ với nhiều món ăn cũng là một trong những điều cần thiết của cách bày mâm cỗ cúng ông táo. Một mâm cỗ mặn thường có xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng… Còn một mâm cỗ chay có trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc... được bày lên cùng với lễ vật để thực hiện nghi lễ cúng bái.

Ở các gia đình có trẻ con, các mâm cỗ mặn còn kèm theo một con gà luộc (thường là gà cồ mới tập gáy) với ý nghĩa mong ông Táo về chầu trời sẽ xin Ngọc Hoàng cho những đứa trẻ lớn lên có thể có nghị lực và sinh khi hiên ngang, mạnh mẽ như những con gà cồ.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ để thực hiện cách bày mâm cỗ cúng ông táo, tiễn ông táo về chầu trời.

Xuân Phúc

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/nau-an/cach-bay-mam-co-cung-am-tao-vao-ngay-23-thang-chap-nay-119971/