Các loại rắn độc đầu bảng ở Việt Nam

Các loại rắn độc đầu bảng ở Việt Nam phải kể đến: Rắn hổ mang chúa, rắn hổ mèo, rắn cạp nong, rắn biển hay rắn lục đuôi đỏ. Nhiều loài trong số đó vừa sở hữu nọc độc có khả năng gây chết người, vừa có ngoại hình rất ấn tượng.

Các loại rắn độc đầu bảng ở Việt Nam

Việt Nam được ghi nhận là nơi cư ngụ của 193 loài rắn, trong đó có 53 loài rắn độc, chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Dưới đây là danh sách các loại rắn độc đầu bảng ở Việt Nam:

1. Rắn hổ mang chúa

Hổ mang chúa (hay còn gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển nhanh) được xem là loài rắn độc lớn nhất thế giới, có thể dài đến 5 m và nặng gần 20 kg. Nọc của loài rắn này cực độc.

Các loại rắn độc đầu bảng ở Việt Nam: Rắn hổ mang chúa

Một con rắn hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra 400 mg nọc độc và mỗi 1 mg có thể giết chết 160 người. Rắn hổ mang chúa sống trên mặt đất, nhưng leo cây và bơi rất giỏi, kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm.

2. Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ đang là nỗi khiếp sợ của người dân các tỉnh miền Trung. Gần đây, hàng trăm người đã bị loại rắn này tấn công. Rắn lục đuôi đỏ có nộc độc rất mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu, rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường.

Các loại rắn độc đầu bảng ở Việt Nam: Rắn lục đuôi đỏ (ảnh: Zing)

Triệu chứng khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn là sưng nề, đau nhức, phồng rộp và mọng nước vết thương. Nọc độc khi vào cơ thể người sẽ gây ra hiện tượng máu không đông nên chảy máu kéo dài. Bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường dẫn đến nhiễm trùng, rối loạn đông máu, gây nguy hiểm đến tính mạng, theo Zing.

3. Rắn cạp nong

Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ Rắn hổ (Elapidae).

Các loại rắn độc đầu bảng ở Việt Nam: Rắn cạp nong (ảnh: Zing)

Đây là một trong những loài rắn cực độc, dù chúng ít khi chủ động tấn công con người nhưng nếu ai đó không may bị chúng cắn, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Chúng sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam, VnExpress cho biết.

4. Rắn biển

Rắn biển thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh.

Các loại rắn độc đầu bảng ở Việt Nam: Rắn biển (ảnh: Zing)

Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển. Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam.

Hảo Min

Nguồn Gia Đình VN: http://giadinhonline.vn/cac-loai-ran-doc-dau-bang-o-viet-nam-d35505.html