Các giai đoạn thực hiện duy trì hiệu suất tổng thể trong Lean

Duy trì hiệu suất tổng thể là một trong những công cụ quan trọng của Lean; hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng.

Lean là phương pháp sản xuất tinh gọn, do Hãng Toyota Nhật Bản khởi xướng áp dụng với tên gọi TPS -Toyota Production System từ những năm 60. Sản xuất tinh gọn chính là chiến lược sản xuất dựa vào kĩ thuật của hệ thống sản xuất Toyota. Chiến lược sản xuất yêu cầu người lao động tham gia vào các cải tiến nhỏ để loại bỏ hao phí, tăng chất lượng và nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất.

Lean Manufacturing có rất nhiều các công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp thành công trong hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng. Một trong những công cụ quan trọng đó là: “Duy trì hiệu suất tổng thể”.

Lean Manufacturing là một trong những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng

Lean Manufacturing là một trong những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng

Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể - TPM (Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. TPM được giới thiệu vào những năm 1950, khi các nhà máy tại Nhật Bản du nhập, nghiên cứu, áp dụng phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance - PM) từ Mỹ. Thực hiện TPM bao gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Thời gian từ 3 đến 6 tháng, gồm các bước: Lãnh đạo cao nhất giới thiệu TPM; Đào tạo và giới thiệu TPM; hoạch định cách thức tổ chức tiến hành thực hiện TPM; thiết lập các chính sách cơ bản và các mục tiêu của TPM; trình bày kế hoạch phát triển TPM

Giai đoạn 2: Giới thiệu TPM

Bắt đầu TPM (hoạch định và thực hiện).

Giai đoạn 3: Thực hiện

Bao gồm các bước: Cải tiến hiệu suất của mỗi thiết bị trong dây chuyền sản xuất; tổ chức công việc bảo trì; thực hiện công việc bảo trì có kế hoạch trong bộ phận bảo trì; đào tạo để nâng cao các kỹ năng bảo trì và vận hành; tổ chức công việc quản lý thiết bị.

Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản

Giai đoạn 4: Củng cố, duy trì

Giai đoạn này chính là việc thực hiện hoàn chỉnh TPM ở mức độ cao hơn. Để thực hiện thành công TPM, chi phí đầu tư cho các hoạt động này không quá lớn đồng thời có thể hoàn toàn được bù đắp bằng những thành quả ngay trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên các tổ chức cần có sự nỗ lực kiên trì và lâu dài.

Thông thường, tùy quy mô và nền tảng, các tổ chức cần từ 3 - 5 năm để hoàn thiện các giai đoạn trên. Các tổ chức có sẵn một số nền tảng về thực hiện các hệ thống quản lý ISO hay các công cụ như 5S, Kaizen, QCC, QC Tools… thì có lợi thế hơn.

Hòa Lê

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/nang-suat-chat-luong-thuc-hien-duy-tri-hieu-suat-tong-the-d107828.html