Các chuyên gia đề nghị có Luật Ngôn ngữ

Tại Hội thảo 'Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng' các chuyên gia đã lên tiếng đề nghị có Luật ngôn ngữ.

Nhiều đề nghị cần có Luật Ngôn ngữ

Tại phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS TS Nguyễn Thế, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam thông qua Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” Ban chỉ đạo và Ban tổ chức Hội thảo kính đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và các cơ quan liên quan cần chăm lo công tác chỉ đạo, quản lý, tư vấn việc sử dụng tiếng Việt, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng; hoàn thiện luật pháp, chính sách về ngôn ngữ, về tiếng Việt, tiến tới xây dựng bộ luật Tiếng Việt.

GS TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, tại tham luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các thông tin đại chúng đã đưa ra kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước với ba kiến nghị:

Cụ thể; Kiến nghị có “Ngày Ngôn ngữ Việt Nam” để tôn vinh tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam

Tiếp đến GS TS Nguyễn Văn Hiệp kiến nghị có Hội đồng quốc gia về ngôn ngữ để tư vấn và ra những quyết định có liên quan đến sự giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

Và kiến nghị cuối cùng là hoàn thiện xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để tiến đến ban hành Luật Ngôn ngữ ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Kỷ phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Vũ Toàn

Nhà báo Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN cũng đồng tình rằng cần phải có một bộ Luật về Ngôn ngữ: “Trên thế giới hiện nay có hơn 1.000 bộ Luật Ngôn ngữ. Những quốc gia có đặc trưng lịch sử - xã hội không đơn giản như Mỹ, Ấn Độ cũng đã ban hành Luật ngôn ngữ. Trong khi Việt Nam có nghìn năm văn hiến thì lại chưa có. Ở nước ta ngày nay, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo tồn văn hóa dân tộc là đòi hỏi quốc dân, cần phải thể hiện thành văn bản pháp quy”.

Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng đồng tình ủng hộ với đề xuất có Luật Ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên trong lúc chờ Luật Ngôn ngữ ban hành thì nên ban hành đề xuất phiên âm tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số trên báo chí.

Sự cần thiết của Luật Ngôn ngữ và hướng thực hiện

GS TS Nguyễn Văn Khang – Phó Chủ tịch Hội ngôn ngữ học, Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ và đời sống Việt Nam cho biết; Phải tiếp tục công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói chung và giữ gìn sự trog sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng nói riêng.

Cũng theo GS TS Khang thì truyền thông ngoài vai trò định hướng thông tin còn có vai trò định hướng sử dụng ngôn ngữ. Và hai “người” có thể làm chuẩn hóa ngôn ngữ tốt nhất là “truyền thông và từ điển”. Do đó, phải coi sự định hướng sử dụng ngôn ngữ là một nhiệm vụ hàng đầu của các phương tiện truyền thông. Vì vậy truyền thông cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong sử dụng để lan tỏa xã hội.

Phó Thủ tướng và các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Vũ Toàn.

Nói về Luật Ngôn ngữ, GS TS Khang khẳng định đây là bộ luật cần thiết. Muốn chuẩn hóa tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông thì chuẩn hóa tiếng Việt nói chung phải đi trước một bước. Nhưng theo ông thì chỉ xây dựng luật ngôn ngữ quốc gia (không làm ngôn ngữ dân tộc thiểu số...) và không nên chuẩn hóa một cách cứng nhắc. Có hai cách làm, một là chuẩn hóa trước rồi thực hiện sau, và hai là chuẩn hóa ngôn ngữ mang tính giai đoạn, chuẩn hóa từng bước rồi tiến tới xây dựng Luật. Và trong điều kiện hiện nay thì cách làm thứ hai khả thi, phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội hơn cả.

Từ năm 1966, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài phát biểu về “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” đã nói về tầm quan trọng của việc chuẩn hóa cũng như giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ đã khẳng định: “Hiện tương ngôn ngữ nào có thể chuẩn hóa được thì nên tiến hành chuẩn hóa. Trong sự chuẩn hóa đó, cần có sự can thiệp của Nhà nước hay mang tính Nhà nước. Điều này phù hợp với lý thuyết về chính sách ngôn ngữ:

Hiền Nguyễn

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/cua-so-van-hoa/cac-chuyen-gia-de-nghi-co-luat-ngon-ngu-217833.html