Buôn bán người: Nạn nhân bị hấp dẫn bởi những 'chiếc bánh vẽ'

Ham lợi ích vật chất là yếu tố đầu tiên dẫn đến việc buôn bán phụ nữ và trẻ em. Kẻ buôn người bất chấp pháp luật và đạo lý bởi một 'hình thức kinh doanh' không mất vốn mà lại thu được số lợi nhuận quá nhẹ nhàng.

Nạn nhân bị hấp dẫn bởi những “chiếc bánh vẽ” ngon lành về lợi ích kinh tế mà bọn buôn người đưa ra, kết cục là sa vào bẫy của bọn chúng. Đây là thông tin được thượng tá Lê Khắc Sơn, Phó phòng cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) cho biết về tình hình buôn bán người trên địa bàn Thành phố trong những tháng đầu năm 2017.

Thượng tá Lê Khắc Sơn, Phó phòng cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) báo cáo tại cuộc họp giao ban Báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức về tình hình buôn bán người trên địa bàn Thành phố trong những tháng đầu năm 2017.

Thượng tá Lê Khắc Sơn, Phó phòng cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) báo cáo tại cuộc họp giao ban Báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức về tình hình buôn bán người trên địa bàn Thành phố trong những tháng đầu năm 2017.

Tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Theo thượng tá Sơn, ngày 10/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 793/QĐ-TTG về việc lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”. Sau khi Quyết định có hiệu lực, Công an TP đã xây dựng kế hoạch số 196/KH- CAHN -PV11 ngày 15/7/2016 và KH số 185 /KH-CAHN-PV11 ngày 30/5/2017 triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” năm 2016 và năm 2017.

Công an Hà Nội đã tiến hành tổ chức, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hưởng ứng về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người — 30/T\ gắn với thực hiện các Đề án của Chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020.

Phối họp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nội dung các văn bản pháp luật, các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người... dưới nhiều hình thức phù hợp, thiết thực (trên phương tiện thông tin đại chủng, hệ thông thông tin truyên thông cơ sở, pa nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp...); tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực tham gia phong trào bảo vệ ANTT ở cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần tự giác tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người.

Tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong chủ động phòng ngừa, phát hiện, triệt phá các đường dây, ô nhóm tội phạm mua bán người. Tích cực tìm kiếm, giải cứu nạn nhân bị mua bán. Đấu tranh khai thác mở rộng, giải quyết triệt để các vụ án mua bán người để xử lý nghiêm theo pháp luật. Tập trung xác minh, truy bắt số đối tượng có lệnh truy nã, trốn thi hành án về tội mua bán người.

Hàng năm, mở các đợt cao điếm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn toàn Thaỉỉh phố để tập trung sự chỉ đạo và phát huy sức mạnh tổng họp của toàn xã hội trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người theo sự chỉ đạo của Bộ Công an.

Công an Hà Nội cũng đã phối hợp với Viện kiếm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người. Thống nhất đường lối, quan điêm và tổ chức đưa ra xét xử lưu động một số vụ án điểm để răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm.

Ngoài ra, Công an TP cũng chủ động phối hợp với các Cục nghiệp vụ - Bộ Công an, Công an các tỉnh thành phố, nhất là các tỉnh giáp vùng biên, Công an các 'nước trong khu vực, nhất là các nước đã ký kết Hiệp định về tăng cường hợp tác phòng, chông mua bán người, như: Trung Quốc, Lào... để trao đổi thông tin, tài liệu và phối họp điều tra xác minh, giải cứu nạn nhân, truy bắt tội phạm mua bán người đạt hiệu quả.

Tội phạm mua bán người vẫn tiềm ẩn phức tạp

Đánh giá về tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua, thượng tá Lê Khắc Sơn cho biết, vẫn còn nhiều tiềm ẩn phức tạp. Theo đó, người dân ở các tỉnh đến TP Hà Nội tìm việc làm ngày càng tăng; số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, nhạy cảm về ANTT như: vũ trường, quán bar, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, massage, tẩm quất...cũng tăng theo. Bên cạnh đó, việc thông thương, giao lưu buôn bán, đi lại giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trong khối Asean có nhiều thuận lợi.

“Những yếu tố trên là một trong các điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm hình sự nói chung, trong đó có tội phạm mua bán người nói riêng hoạt động phạm tội. Tội phạm mua bán người lợi dụng vào việc thành lập các công ty có chức năng tuyển dụng cung cấp nhân lực trong nước và nước ngoài hoặc công ty du lịch lữ hành để hoạt động Mua bán người”- thượng tá Lê Khắc Sơn nhấn mạnh.

Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này, thượng tá Lê Khắc Sơn cho biết: Ham lợi ích vật chất là yếu tố đầu tiên dẫn đến việc buôn bán phụ nữ và trẻ em, do cả hai phía: kẻ buôn người và nạn nhân. Kẻ buôn người bất chấp pháp luật và đạo lý bởi một “hình thức kinh doanh” không mất vốn mà lại thu được số lợi nhuận quá nhẹ nhàng. Nạn nhân bị hấp dẫn bởi những “chiếc bánh vẽ” ngon lành về lợi ích kinh tế mà bọn buôn người đưa ra, kết cục là sa vào bẫy của bọn chúng.

“Trình độ dân trí thấp, hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến các loại hình tội phạm, trong đó có nạn buôn bán người...là những tồn tại phổ biến trong dân cư vùng sâu, vùng xa, thậm chí cả với những đô thị, thành phố lớn, nhưng gia đình, nhà trường chưa có sự quan tâm, giáo dục sát sao về vấn đê này. Nhiều vụ việc xảy ra với những tình tiết đơn giản đến không ngờ mà nếu như một người có nhận thức, hiểu biết về vấn đề này sẽ không bao giờ mắc phải. Trên thực tế, các nạn nhân vẫn bị dỗ ngon, dỗ ngọt bởi các chiêu bài tìm việc làm nhàn hạ nhưng lại có thu nhập cao. Họ dễ dàng theo đối tượng có khi chỉ quen biết sơ sơ đến những nơi xa lại để mong có cơ hội đổi đời”- thượng tá Lê Khắc Sơn chia sẻ.

Bên cạnh đó đói nghèo, thất học và thất nghiệp cũng là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhu cầu và xu hướng di dân tìm việc làm và thu nhập. Đói nghèo và thất nghiệp dẫn đến những ham hố lợi ích vật chất của nạn nhân và thất học dẫn đến sự hạn chế về nhận thức, hiểu biết. Nạn nhân sống trong tình trạng nghèo đói, không có việc làm, thiếu kiến thức và giáo dục là những điều kiện thuận lợi cho bọn buôn người tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ.

Trong quá trình đấu tranh với tội phạm buôn bán người, thượng tá Lê Khắc Sơn cũng chỉ ra một nguyên nhân quan trọng khác khiến tình trạng này vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Đó là sự thiếu quan tâm, dạy dỗ của gia đình. Theo đó, không ít gia đình mà bố mẹ chỉ biết chu cấp vật chất đầy đủ cho con cái mà thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Nhiều trường hợp con bỏ nhà đi mấy ngày bố mẹ mới biết. Những bậc phục huynh này, có người vì quá ham kiếm tiền hoặc mải mê với những thú vui ích kỷ mà quên mất rằng con trẻ, nhất là trong hoàn cảnh xã hội phức tạp như ngày nay, rất cần có sự che chở, yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của bổ mẹ. Nhưng cũng có những người vì cuộc sống quá cơ cực, bần hàn họ phải lăn lộn để mưu sinh nên không còn thời gian và sức lực để chăm sóc con cái.

N. Huyền

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/buon-ban-nguoi-nan-nhan-bi-hap-dan-boi-nhung-chiec-banh-ve-post234879.info