Chân dung những vĩ nhân toàn tài nhất lịch sử

Những vĩ nhân toàn tài nhất lịch sử dưới đây nổi trội ở nhiều lĩnh vực khác nhau khiến nhân loại không khỏi thán phục và kinh ngạc.

1. Aristoteles (384–322 TCN). Là một nhà triết học và bác học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại, Aristoteles khiến nhân loại thán phục khi là một vĩ nhân toàn tài, nổi trội ở nhiều lĩnh vực. Ông là học trò xuất sắc của Platon và cũng chính là thầy giáo của Alexander Đại đế.

1. Aristoteles (384–322 TCN). Là một nhà triết học và bác học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại, Aristoteles khiến nhân loại thán phục khi là một vĩ nhân toàn tài, nổi trội ở nhiều lĩnh vực. Ông là học trò xuất sắc của Platon và cũng chính là thầy giáo của Alexander Đại đế.

Khi còn sống, Aristoteles nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ vật lý, hình học, văn thơ, kịch nghệ, âm nhạc cho đến lý luận, ngôn ngữ, chính trị, sinh học... Những đóng góp quan trọng của ông khiến vĩ nhân này cùng với Platon và Socrates tạo thành 3 cột trụ của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

Aristoteles cũng mở ngôi trường học tiếng mang tên Lyceum. Ngôi trường đó được đánh giá là tiên tiến nhất trong thời kỳ cổ đại khi thầy và trò có thể thoải mái trao đổi học vấn cũng như cùng thực hiện nghiên cứu. Phương pháp dạy học của ông cũng được đánh giá cao và hình thành nên một trường phái trong ngành giáo dục có tên là “peripatos” (tiêu dao học).

2. Rabindranath Tagore (1861 – 1941). Đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore nổi tiếng khi làm thơ từ năm 8 tuổi. Do đó, ông đã sáng tác 50 tập thơ với khoảng 1.000 bài trong suốt đời. Trong đó, tập "Thơ Dâng" của thi hào Tagore được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel văn học. Ông là tác giả Ấn Độ đầu tiên giành giải Nobel Văn học. Điều này trở thành niềm vinh dự của đất nước Ấn Độ cũng như nền văn học châu Á.

Bên cạnh sự nghiệp làm thơ đồ sộ, Tagore còn khiến người đời ngưỡng mộ với sáng tác hàng trăm truyện ngắn, kí... Không những vậy, ông còn có thiên phú về lĩnh vực nghệ thuật khi là tác giả của hàng ngàn bức tranh vẽ. Theo ước tính, người ta đã tìm thấy hơn 2.000 bức tranh của Tagore. Khi còn sống, ông tổ chức nhiều buổi triển lãm trưng bày các bức tranh của mình.

Vĩ nhân xuất chúng Tagore cũng được biết đến với vai trò nhạc sĩ. Ông đã sáng tác 2.000 bài hát và được xem là kho tàng văn hóa Bengal. Đặc biệt, ông cũng là nhạc sĩ duy nhất sáng tác hai bài quốc ca cho hai nước khác nhau. Cụ thể, ông viết Jana Gana Mana - quốc ca cho Ấn Độ, và Amar Sonar Bangla - quốc ca cho Bangladesh.

3. Leonardo da Vinci (1452 - 1519). Được biết đến rộng rãi với vai trò họa sĩ, Leonardo da Vinci đã vẽ nhiều bức tranh cực giá trị, trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất và cũng là bức tranh bí ẩn nhất đánh đố nhân loại suốt nhiều năm qua đó là bức tranh nàng Mona Lisa.

Bên cạnh vai trò là họa sĩ, da Vinci còn nổi tiếng là một kỹ sư, nhà toán học, triết học và tự nhiên học xuất chúng. Theo đó, thiên tài ở nhiều lĩnh vực này đã nảy ra nhiều ý tưởng và phát minh vượt thời đại như xe tự hành, súng liên thanh, tàu lượn có khả năng vẫy cánh, cây cầu di động có thể quay được...

Ngoài ra, Leonardo da Vinci còn dùng chữ viết ngược trong hầu hết ghi chép của mình. Người xem phải sử dụng một chiếc gương nếu muốn đọc chúng dễ dàng. Đây được xem là cách để ông tránh người khác "ăn cắp" ý tưởng của mình. Qua đó có thể thấy Leonardo da Vinci là một người toàn tài.

4. Johann Wolfgang von Goethe (1811-1833). Nổi tiếng trong vai trò là một chính khách, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà viết kịch, họa sĩ nổi tiếng ở Đức. Theo đó, ông được đánh giá là người toàn tài ở nhiều lĩnh vực.

Wilhelm Meister's Apprenticeship, Nỗi đau khổ của chàng Werther là 2 trong số những tác phẩm văn chương nổi tiếng nhất của Johann Wolfgang von Goethe.

Johann Wolfgang von Goethe được đánh giá là một người đàn ông vô cùng thông thái. Ông từng theo học và tốt nghiệp Trường luật Leipzig. Goethe cũng thông thạo nhiều ngôn ngữ như Latin, Anh, Pháp, Hy Lạp...

Tâm Anh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chan-dung-nhung-vi-nhan-toan-tai-nhat-lich-su-724970.html