Bốn điểm khiến quan hệ Đức-Thổ Nhĩ Kỳ không thể hàn gắn

Đức chuẩn bị di chuyển quân đội ra khỏi căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ, báo hiệu mâu thuẫn không thể hàn gắn giữa Berlin với Ankara.

Vừa qua, Đức đã tuyên bố ý định rút quân khỏi căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Der Spiegel trích dẫn một nguồn thạo tin cho biết, nhà chức trách Đức đang nghiên cứu khả năng sử dụng các căn cứ không quân ở Jordan hoặc sử dụng căn cứ không quân Anh trên đảo Síp.

Việc rút các lực lượng quân đội Đức (Bundeswehr) khỏi Thổ Nhĩ Kỳ được thúc đẩy mạnh mẽ bởi giới nghị sĩ Đảng Dân chủ Xã hội Đức mà thiếu sự ủng hộ của họ, Quốc hội sẽ không thể gia hạn cho lính Đức tiếp tục hoạt động tại đây sau ngày 31 tháng 12 năm 2016.

Do thay đổi địa điểm triển khai, quân đội Đức sẽ không thể tham gia hoạt động chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ít nhất là trong hai tháng. Việc rút quân sẽ là một cơn ác mộng đối với Đức bởi họ sẽ phải triển khai lại từ đầu các máy bay và lực lượng bảo đảm.

Theo giới truyền thông, sự mâu thuẫn trong quan hệ Đức-Thổ khởi nguồn từ những bất đồng tại căn cứ không quân nổ ra vào tháng 6 khi Ankara đã không cho phái đoàn nghị sĩ Đức thăm Incirlik và sau đó là việc Ankara phong tỏa căn cứ này, kể cả là nhóm quân của Đức.

Tuy nhiên, các chuyên gia bình luận quốc tế cho rằng, mâu thuẫn Đức-Thổ đã khởi nguồn từ rất lâu, với bất đồng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia an ninh Alexandr Vlasov đã lưu ý về mối quan hệ đầy trở ngại giữa Berlin và Ankara hiện nay.

"Nếu nhìn vào sự kiện của những tháng gần đây, có thể nhận rõ sự bức xúc giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng lên - ông Vlasov nói và đưa ra những nguyên nhân sau:

Quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đang có những mâu thuẫn trầm trọng, có liên quan đến vấn đề người tị nạn

Thứ nhất, việc Đức công nhận nạn diệt chủng người Armenia đã làm ông Erdogan nổi giận.

Vị chuyên gia Nga cho biết, trong chính trị, trong quan hệ giữa hai quốc gia, có thể nói Việc Quốc hội Đức bỏ phiếu công nhận Thổ Nhĩ Kỳ diệt chủng người Armenia trong Thế chiến thứ nhất như "chiếc cốc đã bị mẻ và không bao giờ hàn gắn lại được".

Ông Alexander Vlasov cho rằng, dù sự việc xảy ra đã 100 năm nhưng việc bị “xới lại” và bị quy tội ác diệt chủng là điều Thổ Nhĩ Kỳ khó bỏ qua, không dễ quên đi và tha thứ.

Ngoài ra, các phương tiện truyền thông phương Tây đã liên tục công bố những bài viết chống Erdogan, hăng hái nhất là giới truyền thông Đức, đặc biệt là người Đức còn gọi ông Erdogan là Hitlerdogan, thậm chí còn ra bài hát chế giễu ông dài 2 phút với nhan đề "Erdogi, Erdogo, Erdogan".

Thứ 2 là mâu thuẫn trong vấn đề người tị nạn

Theo ông Vlasov, mâu thuẫn thứ hai giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ là về giải quyết vấn đề người tị nạn. Điều làm Berlin cực kỳ khó chịu là Thổ Nhĩ Kỳ không mau chóng thực hiện các điều khoản của thỏa thuận nhằm bảo vệ Liên minh châu Âu trước làn sóng người tị nạn.

Cựu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã ký thỏa thuận đồng ý nhận lại tất cả những người nhập cư bất hợp pháp vào Hy Lạp qua Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và 3 tỷ euro của EU trong vòng 2 năm nhưng giờ đây ông Erdogan đang đòi 3 tỷ/1 năm.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bon-diem-khien-quan-he-duc-tho-nhi-ky-khong-the-han-gan-3317554/