Bóc mẽ chuyện “rắn thần có mào”

(Nguoiduatin.vn) - Suốt nhiều ngày qua, hàng ngàn người dân khu vực thôn Kính Nỗ (xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội) xôn xao câu chuyện một người dân địa phương bắt được một con rắn có mào và người nhà ông này đã bị "rắn nhập", phải đến khi cúng bái linh đình thì mới "tai qua nạn khỏi".

Theo các chuyên gia động vật học thì trong thế giới động vật có những loài rắn có mào, ở một số tỉnh phía Bắc nước ta cũng có loài rắn có sừng trên đầu. Tuy nhiên, với những gì PV tận mắt nghe và thấy thì câu chuyện ở Uy Nỗ là sản phẩm của trí tưởng tượng và thậm chí có biểu hiệu của việc lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bất chính. Ngôi miếu gia đình ông Thảo tự ý xây dựng Những lời đồn thổi "dựng tóc gáy" Làm tiền trắng trợn Lại nói về cuộc trao đổi giữa PV với người nhà ông Thảo chiều ngày 4/7/2011. Trước khi rời nhà khoảng 15 phút, chúng tôi thấy một người phụ nữ trung tuổi khác bước vào nhà. Người nhà ông Thảo cho biết đây là người "đã giúp họ trong việc trừ tà ma quỷ và yên ổn như ngày hôm này". Người phụ nữ này nhanh nhảu: "Chúng tôi kể lại câu chuyện thì có được lợi gì không?". Sau đó, chị ta liền gọi cho một người khác mà họ gọi là "cô". Sau một hồi thì thào: "Cháu gọi hỏi ý kiến “cô” xem nên nói với họ thế nào?" rồi tắt máy, người phụ nữ này quay sang chúng tôi: "Đấy, các chị có hỏi thì xuống Hải Dương hỏi “cô”! Còn miếu lập lên đó, ai có lòng thì đến cúng viếng. Thế thôi!". Câu chuyện này "nổi tiếng" đến mức già trẻ gái trai ở địa phương này ai cũng thuộc làu làu. Đến đầu xã Uy Nỗ, hỏi chuyện một người dân tình cờ gặp trên đường có tên Nguyễn Hữu Thục, người này kể một hơi: "À nhà ông Nguyễn Văn Thảo. Cách đây mấy tháng, ông ấy có bắt được con rắn có mào đỏ. Ai bảo ông ấy dại không thả ngay ra mà lại khâu miệng rắn đem đi bán. Ra đến chợ mọi người sợ hú vía bảo ông ấy là “rắn thần” thì ông ấy mới tháo chỉ khỏi miệng rắn đem thả". Chưa hết, người dân này còn thì thào vẻ sợ hãi: "Ấy thế mà vẫn bị "thần rắn" phạt cô ạ. Thời gian sau đó, đứa con ông ấy bị "rắn thần" nhập và trườn như rắn, chỉ đòi ăn trứng sống. Chẳng bác sĩ nào chữa trị được bệnh ấy, may nhờ gặp thầy cao tay cúng giải, sau đó phải lập miếu thờ long thần thì mới khỏi". Một người dân khác góp chuyện: "Nghe lời người khác kể lại mà tôi sợ nổi hết cả da gà. Nghe nói khi bị "thần" nhập, đứa con ông ấy còn gào thét: "Ta là “thần rắn” của làng, sao các người dám láo toét bắt rồi khâu miệng ta lại"". Câu chuyện được đẩy đến hồi "đỉnh cao gay cấn" với tình tiết kết chuyện của người này: "Hôm lập miếu, có con rắn rất to tìm đến trườn quanh rồi bò lên nóc, trên miệng còn vương mấy sợi chỉ mà bữa trước ông Thảo đã khâu làm những người chứng kiến sợ chết khiếp". Nói thì chi tiết như "mắt thấy tai nghe" vậy nhưng khi được hỏi "ông bà có chứng kiến những sự việc như trên không?" thì tất cả những người dân được hỏi đều vội vã: "Thì tôi cũng nghe kể như vậy. Thôi cô đi tìm người khác mà hỏi tiếp". Đến gần nhà ông Thảo, hỏi những người hàng xóm hỏi về chuyện lập miếu “rắn thần” thì họ rụt rè hơn. Ai cũng nói "Hôm đó tôi đi vắng, cũng chỉ nghe kể vậy thôi". Hoang đường chuyện "rắn thần" báo ứng Thực tế trong không ít các đền chùa ở nước ta đều có sự xuất hiện của con rắn được cách điệu với nhiều hình thù khác nhau. Những câu chuyện về rắn thần cũng tồn tại trong truyền thuyết của nhiều nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa Phương Đông. Tuy nhiên, theo T.S xã hội học Trịnh Hòa Bình khẳng định: "Đó là chuyệ̣n đồn thổi, người ta cố tình dựng lên để đẩy sự tập trung của mọi người vào sự tín ngưỡng nào đấy, hoặc chỉ đơn giản tạo ra sự hấp dẫn, bịa đặt như thật của một câu chuyện hoang đường. Đó là ý đồ của người tạo dựng những câu chuyện gắn với một loài vật không có thật là rắn thần. Còn trong tín ngưỡng dân gian nhiều nơi có miếu thờ Tử xà, mãng xà lại là chuyện khác". Còn GS.Nguyễn Lân Dũng cho rằng những chuyện liên quan đến rắn thần chỉ là sự tưởng tượng đơn thuần của một số người. "Tôi chưa thấy hình ảnh nào chứng minh sự tồn tại có thật của loài rắn có mào mà dân gian gọi là “rắn thần” (loài rắn có hình thờ trong đền, miếu-PV)", vị GS này nói. Vương hà Giáp mặt người bị "thần rắn nhập" Tìm đến nhà người đã lập miếu thờ "thần rắn" là ông Nguyễn Văn Thảo khi ông Thảo còn chưa về, chúng tôi được vợ ông Thảo và người con trai (là người đã được đồn đại là "thần rắn nhập") tiếp chuyện. T.S xã hội học Trịnh Hòa Bình Trái ngược lại với những lời đồn đại, ngay từ những câu đầu tiên, vợ con ông Thảo đã khẳng định rằng "Làm gì có chuyện đó". Thậm chí bà vợ còn đưa ra thông tin trái ngược 180 độ so với lời đồn. Bà nói: "Chồng tôi sợ rắn nhất trên đời, làm gì có chuyện chồng tôi dám thò tay bắt rắn như thế, mà lại còn là rắn có mào". Được hỏi: "Vậy tại sao người ta lại đồn đại câu chuyện như thế, mà lại đồn đại đích danh gia đình bà", ngồi một lát nhăn mày nhíu trán, bà vợ ông Thảo "đá quả bóng trách nhiệm" sang... nhà hàng xóm: "à, cách đây khoảng mười mấy năm, khoảng năm 1994 - 1995 một nhà hàng xóm có bắt được con rắn có mào đỏ. Họ khâu miệng nó lại rồi đem thả chứ nhà tôi có biết gì đâu. Sau đó nó ám vào nhà ai thì nhà ấy phải chịu thôi và phải làm lễ thờ thần thôi". Nói về lời đồn con trai bà "bị rắn nhập bò quanh nhà và đòi ăn trứng sống", bà vợ ông Thảo cho biết: "Làm gì có chuyện đó. Trần Hiên "Rắn có mào" có thể là loài rắn lục cực hiếm? PV đem câu chuyện của đời thực bị gắn với sự thần bí của "rắn thần có mào" nhập vào người ở Đông Anh, Hà Nội hỏi những chuyên gia đều nhận được câu trả lời: Đó là sự đồn thổi không có căn cứ. GS. NGND Mai Đình Yên GS. NGND Mai Đình Yên - chuyên gia đầu ngành về động vật học của Việt Nam cho biết: ở nước ta có 3 loài rắn lục có hình dáng bên ngoài có thể giống và có thể nôm na là "rắn có mào" là: Rắn lục mũi hếch, rắn lục sừng và rắn lục voi. Ba loại rắn này phân bố ở Lào Cai (Sa Pa) Lạng Sơn (Mẫu Sơn) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc).. Nhiều khả năng loài rắn này có ở Hà Nội, Hưng Yên. GS Yên khẳng định: "Những loài rắn này cực độc, nọc nguy hiểm cho người. Loài rắn này có giá trị nghiên cứu khoa học, số lượng còn rất ít đã được ghi vào sách đỏ, mức độ đe dọa tuyệt chủng loại E. Bởi vậy rất ít người nhìn thấy nó trong tự nhiên". "Những loài rắn độc kể trên có hình dạng kỳ quái, đầu rắn có vết sừng nhô cao, hay cái mũi hếch cao lên như cái mào khiến người nhìn vào thấy cảm giác lạnh hết cả người vì sợ. Ba loài kể trên đều cực độc, ánh mắt nhìn tập trung của con rắn có khả năng thôi miên, nó làm cho những con mồi bị nhũn ra không có còn khả năng kháng cự. Ngay với con người, khi gặp cái nhìn tập trung của loài rắn này cũng có thể bị ngất. Gặp rắn lạ, hiếm khi gặp mà sợ quá bị ngất xỉu thì họ tưởng tượng ra sự thần thánh là điều dễ hiểu". Cũng theo GS. Mai Đình Yên những loài rắn cực độc này thích chui vào trong đền, miếu, hốc cây cổ thụ nơi yên tĩnh để trú ẩn. Đó là đặc tính sinh học của loài rắn, loài ăn thịt nên chui vào đền, miếu vừa để ẩn mình vừa để bắt chuột. Những loài rắn độc sống ở nơi linh thiêng không phải chuyện lạ. Nhưng với những người đến cầu khấn ở nơi linh thiêng đền, miếu thường đang có trắc ẩn về tâm linh, họ muốn thỉnh cầu một điều gì đó ở thần linh. Tình cờ họ nhìn thấy một trong số những loài rắn độc (họ rắn lục) có hình thù kỳ lạ thì sẽ nghĩ là "ngài" hiển linh. Họ sẽ tưởng tượng ra nhiều điều kỳ quái mang tính chất tâm linh. Còn loài rắn mà theo của những lời đồn đại về "rắn thần" là có " lớp vảy ngũ sắc, có màu đỏ như mào gà" đa phần là sự tưởng tượng... thần hồn nát thần tính, sợ bóng sợ gió. GS Yên nói: " Trên mạng internet có lưu truyền một bức ảnh con rắn màu xám vàng, có cái mào đỏ chót trên đầu như mào gà nhiều khả năng là sản phẩm của công nghệ photoshop. Rất có thể, nếu người dân đã từng chứng kiến một con "rắn có mào" ở miền Bắc nước ta thì rất có thể đó là loài rắn lục voi, có tên quốc tế là Viperdae". Vương Hà

Nguồn ĐS&PL: http://nguoiduatin.vn/boc-me-chuyen-ran-than-co-mao-a8328.html