Bộ trưởng Tài chính lý giải vì sao nợ công ngày càng phình to

Thừa nhận nợ công tăng nhanh và áp lực trả nợ lớn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Nguyên nhân tình trạng trên là do tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch.

Vì sao nợ công Việt Nam ngày càng phình to?

Giải trình, liên quan đến vấn đề nợ công và, đầu tư công trước Quốc hội ngày 1/11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tại thời điểm 2001, nợ công mới chỉ chiếm 36,5% GDP; năm 2005, tỷ lệ này đã lên 40,8% GDP; năm 2010 là 50% GDP và năm 2015 đã là 62,2% GDP.

Về quy mô, năm 2015, tổng nợ công khoảng 2,68 triệu tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần so với năm 2001. Tốc độ tăng nợ công của giai đoạn 2011-2015 là 18,5%/năm, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng cũng cho biết, trong thực hiện hàng năm, Việt Nam phải áp dụng phương án vay đảo nợ: Năm 2013 phải đảo nợ 47.000 tỷ đồng, chỉ một năm sau đó con số đảo nợ đã tăng lên mức 106.000 tỷ đồng, năm 2015 đã là 125.000 tỷ đồng, năm 2016 là 95.000 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Đại biểu Quốc hội: “Thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi”

Thảo luận về kế hoạch tài chính, quản lý nợ công 2016-2020, kết quả thực hiện ngân sách 2016 và phương án sách 2017 sáng 1/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương đã nêu lại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách về đầu tư công trong giai đoạn vừa qua.

Theo đại biểu Phương, tâm lý của người dân vẫn luôn canh cánh nỗi lo nợ công trong bối cảnh chỉ tiêu này càng ngày càng gia tăng mạnh. “Thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi”, đại biểu Phương nói. (Xem tiếp)

480 tỷ USD trong đề án tái cơ cấu: Đang có cách hiểu chưa đúng?

Sau khi con số trên được đưa ra, nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi của nó khi mà quy mô nền kinh tế GDP loanh quanh 200 tỷ USD và thu ngân sách chưa đến 50 tỷ USD.

Có ý kiến phân tích, với yêu cầu vốn trong 5 năm như trên thì cũng nhiều hơn hẳn tổng đầu tư của suốt hơn 10 năm trong thời kỳ 2006-2015. Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại nguồn vốn này ở đâu và phân bổ như thế nào…

Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã giải thích rõ hơn về con số này. Ông Cung cho biết:

Số 10 triệu tỷ đồng là nói tròn theo giá thực tế. Đó là một con số ước tính về tổng đầu tư xã hội có thể huy động được trong giai đoạn 2016 – 2020... (Xem tiếp)

Đại biểu Quốc hội: Cần xử nghiêm vụ “một sở biên chế 2 nhân viên, 44 lãnh đạo”

Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội ngày 1/11, nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với cách lý giải của ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương xung quanh việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp phòng thời kỳ ông làm lãnh đạo Sở.

Trước đó, trả lời P.V việc Sở Lao động Hải Dương có 46 biên chế thì 44 người làm cán bộ quản lý từ cấp phòng trở lên. Ông Lưu Văn Bản (nay là Bí thư Thị ủy Thị xã Chí Linh) khẳng định việc bổ nhiệm và tuyển dụng căn cứ thực tiễn nhu cầu công việc.

Cho rằng câu trả lời của ông Bản không thuyết phục, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói tổ chức, quyền hạn ở cấp sở đã được pháp luật quy định rõ, ở đây cán bộ và cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật quy định. “Phải chăng ở Sở lao động Hải Dương thì việc nhiều hơn, chức năng, nhiệm vụ nhiều hơn”, ông Nhưỡng nêu vấn đề. (Xem tiếp)

Vụ Thủy điện Hố Hô xả lũ: “Nếu tái phạm sẽ thu hồi giấy phép”

Bộ Công Thương vừa tổng hợp và hoàn chỉnh Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ về việc xả lũ thủy điện Hố Hô vừa qua làm tác động thêm việc ngập lụt ở hạ du.

Báo cáo cho biết, việc xả lũ của hồ chứa Hố Hô trong tình huống khẩn cấp, làm gia tăng lưu lượng về hạ du trung bình khoảng 192 m3/s trong khoảng thời gian từ 17h30 ngày 14/10/2006 đến 02h00 ngày 15/10/2006 đã ảnh hưởng nhất định tới việc lũ về hạ du, đặc biệt là các xã ngay sau đập.

Tuy nhiên, việc xả lũ trong tình huống khẩn cấp là phù hợp với Quy trình vận hành hồ chứa để tránh nguy cơ xảy ra sự cố lớn hơn cho vùng hạ du. (Xem tiếp)

Bí thư Hà Tĩnh “ngã ngửa” khi thủy điện xả lũ

Ông Sơn cho biết, từ hôm qua đến nay, tỉnh Hà Tĩnh chưa có chỉ đạo xả lũ, kể cả hồ Kẻ Gỗ. Thế mà sáng nay, khi kiểm tra tại công trình thủy điện Hố Hô thì đoàn kiểm tra rất bất ngờ vì công trình này tự ý xả nước từ tối qua.

“Tôi khẳng định là tỉnh chưa ban hành lệnh xả, tuy nhiên, khi kiểm tra, thủy điện Hố Hô đã xả và thay đổi lưu lượng xả từ đêm qua. Việc này đã vi phạm chỉ đạo của tỉnh”, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, qua kiểm tra ban đầu, thủy điện Hố Hô chấp hành không nghiêm túc. Kiểm tra sâu hơn, thủy điện Hố Hô chưa kiểm soát, điều tiết lưu lượng nước xả của hồ đồng thời không tính toán được việc xả lũ vùng hạ lưu ngập lụt như thế nào. (Xem tiếp)

Tuấn Việt

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/bo-truong-tai-chinh-ly-giai-vi-sao-no-cong-ngay-cang-phinh-to-2145735.html