Bố mẹ cảnh giác với hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh

Bài viết sau sẽ giúp các ông bố, bà mẹ hiểu rõ hơn về hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh, đâu là nguyên nhân gây nên căn bệnh này và cách khắc phục ra sao.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh là gì?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Hội chứng đầu phẳng (Plagio-Cephaly) hay hiện tượng đầu bằng là do trẻ sơ sinh thường nằm nhiều ở một bên dẫn đến vết lõm giống như đầu bị dẹt. Nguyên nhân là vì xương của trẻ sơ sinh còn khá mềm. Trẻ sinh thiếu tháng sẽ dễ mắc phải hội chứng này hơn bởi xương mềm dẻo hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng.

Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh?

Do bé thường nằm nhiều ở một bên. Bởi vì trẻ sơ sinh nằm ngủ nhiều giờ ở một bên. Đặt em bé trong các thiết bị nằm xuống thường xuyên trong ngày (ghế xe hơi dành cho trẻ sơ sinh, xe đẩy, đu,...) cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.

Trẻ sinh non có nhiều khả năng đầu dẹt. Sọ sẽ mềm hơn những trẻ đủ tháng. Chúng cũng ngủ nhiều hơn vì nhu cầu sức khỏe chưa được ổn định, và cần được chăm sóc đặc biệt (NICU).

Cũng có những em bé có thể bắt đầu phát triển hội chứng đầu phẳng trước khi sinh, nếu áp lực được đặt trên hộp sọ của em bé bằng xương chậu của người mẹ hay một đôi. Trong thực tế, nhiều em bé được sinh ra trên đầu có nhiều điểm bằng phẳng.

Không gian sống chặt chội trong bụng mẹ cũng gây ra tật vẹo cổ, dẫn đến đầu bé khi sinh ra bị dẹt. Em bé bị tật vẹo cổ sẽ khó khăn vì cơ cổ dính chặt vào một bên cổ. Vì khó quay đầu, nên bé có xu hướng giữ cho đầu ở vị trí tương tự khi nằm xuống. Điều này có thể gây ra hội chứng đầu phẳng.

Cách khắc phục hội chứng đầu phẳng như nào là an toàn

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Viện Y tế quốc tế khuyến cáo các mẹ nên thay đổi hướng nằm trong nôi của bé mỗi tuần. Họ nói rằng sự thay đổi này sẽ khuyến khích các em bé có thể quay đầu nhìn theo mọi hướng, giúp bé linh hoạt hơn và khám phá được nhiều điều mới mẻ hơn ngay khi còn nằm trong nôi.

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ cho bé. Chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D, tắm nắng ngay từ khi bé mới được sinh ra.

Khi cho bé bú, các mẹ nên bế bé ở trên tay và thay đổi bên thường xuyên. Điều này vừa giúp bé không bị sặc khi bú mà còn giúp ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng cho bé.

Mẹ hoặc bố nên ẵm con thường xuyên hơn nhằm mục đích giảm số lượng thời gian con nằm trên giường ở một vị trí mà đầu tựa vào một bề mặt phẳng như: ghế xe hơi, xe đẩy, ghế bouncy. Ví dụ, nếu bé đã ngủ gục trên xe thì bạn nên ẵm bé, để giảm áp lực của xe tác động vào đầu bé.

Đối với trẻ em bị hội chứng đầu phẳng nghiêm trọng, trong đó nếu tái định vị trong 2-3 tháng không được, các bác sĩ có thể đội mũ bảo vệ đầu cho bé. Đội mũ bảo vệ có thể giúp ích cho trẻ bị tật vẹo cổ nặng. Đây là một cách điều trị hội chứng đầu phẳng phổ biến tại Anh và Mỹ.

Điều quan trọng các ông bố, bà mẹ phải nhớ rằng đầu phẳng không ảnh hưởng đến sự phát triển não, gây chậm phát triển hoặc tổn thương não ở trẻ.

Huyền Trang (t/h)/Khoevadep

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/bo-me-canh-giac-voi-hoi-chung-dau-phang-o-tre-so-sinh-d125828.html