Bộ Luật Hình sự: Cần thiết phải sửa đổi toàn diện

"Sửa đổi Bộ Luật Hình Sự (BLHS) lần này nhất thiết phải sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện bởi các nội dung cần sửa đổi lần này động chạm đến những vấn đề có tính chất cốt lõi của BLHS. Theo đó, sửa đổi BLHS theo hướng nhân đạo hóa; Sửa đổi bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và cập nhập những hành vi vi phạm tội mới trong một số lĩnh vực và nhằm góp phần thực hiện các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết”- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh tại buổi họp báo cáo định hướng xây dựng BLHS sửa đổi sáng ngày 15-3.

"Sửa đổi Bộ Luật Hình Sự (BLHS) lần này nhất thiết phải sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện bởi các nội dung cần sửa đổi lần này động chạm đến những vấn đề có tính chất cốt lõi của BLHS. Theo đó, sửa đổi BLHS theo hướng nhân đạo hóa; Sửa đổi bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và cập nhập những hành vi vi phạm tội mới trong một số lĩnh vực và nhằm góp phần thực hiện các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết”- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh tại buổi họp báo cáo định hướng xây dựng BLHS sửa đổi sáng ngày 15-3.

BLHS hiện hành mới xử lý cá nhân phạm tội, còn các

tổ chức có hành vi tương tự lại xử lý theo các chế tài khác

Sự cần thiết phải sửa đổi theo hướng toàn diện

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, do được ban hành từ năm 1999, nên BLHS chưa thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp sự an toàn tính mạng, sức khỏe xâm hại đến quyền lợi và lợi ích của cá nhân, của một nhóm người, thậm chí của cộng đồng như hành vi hủy hoại hoặc làm ô nhiễm môi trường, khai thác hoặc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên... Những hành vi này cần phải bị trừng trị một cách thích đáng. Tuy nhiên đối tượng bị trừng phạt không chỉ dừng lại ở những cá nhân cụ thể mà bao gồm cả những pháp nhân tham gia vào hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện các quy định của BLHS nhằm chủ động đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm mới phát sinh, nhất là các tội phạm mang tính quốc tế như: khủng bố, buôn bán người. Từ yêu cầu thực tiễn đó, đòi hỏi phải sửa BLHS theo cơ bản và toàn diện.

Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, có 3 lý do đặt ra khi sửa đổi BLHS. Một là, sự đề cao quyền con người trong tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền trong tình hình mới, yêu cầu về một sự xác lập quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường cũng như xu thế hội nhập đặt ra một nhiệm vụ là phải xác định lại nhiệm vụ của BLHS. Hai là, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân được xem là yêu cầu bức thiết không thể không đưa vào BLHS. Trong khi đó hình sự hóa trong BLHS sẽ động chạm đến các chế định cơ bản của Luật Hình sự như: khái niệm tội phạm, cơ sở của trách nhiệm hình sự, vấn đề xóa án tích thuộc phần chung của BLHS... Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức tội phạm, nếu được xem xét để giải quyết những khiếm khuyết của chế định đồng phạm trong BLHS hiện hành sẽ đặt ra cần phải thiết kế lại một cách có hệ thống các quy định thuộc phần chung của BLHS. Ba là, vấn đề kỹ thuật lập pháp trong phần các tội phạm như: mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự, sự cụ thể hóa các tình tiết định tội, định khung hình như tình tiết gây hậu quả nghiệm trọng, thu lợi bất chính lớn, hoặc xác định loại chế tài lựa chọn... cũng cần phải được rà soát có hệ thống và sửa đổi cho phù hợp với những quy định của phần chung.

Bổ sung trách nhiệm hình sự pháp nhân

Đây là vấn đề đã được đặt ra nhiều lần trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS (năm 1999 và 2009). Thực tiễn cho thấy, hiện nay không ít tổ chức kinh tế (pháp nhân), vì chạy theo lợi ích cục bộ đã thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm (trốn thuế, buôn lậu...), trong khi đó, trong quy định pháp luật mới chỉ xử lý đối với cá nhân phạm tội, còn tổ chức (pháp nhân) cũng có hành vi vi phạm tương tự thì không bị xử lý về hình sự mà bị áp dụng các chế tài xử phạt khác (hành chính, kinh tế, dân sự). Việc xử lý như vậy không đủ sức răn đe, do đó sửa đổi bổ sung BLHS lần này cần bổ sung mới vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân- Bộ Tư pháp kiến nghị.

Vấn đề hoàn thiện khái niệm tội phạm cũng được các đại biểu thảo luận và đề xuất đưa vào sửa đổi BLHS. Trong BLHS hiện nay, tội phạm được xác định chỉ là hành vi nguy hiểm cho xã hội do cá nhân thực hiện, do vậy, quy định về tội phạm trong BLHS hiện hành chưa bao quát được trường hợp một pháp nhân thực hiện các hoạt động gây nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, về cơ chế của trách nhiệm hình sự, Điều 2 BLHS quy định "Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Quy định này tuy đảm bảo được tính thống nhất cao nhưng lại dẫn đến một thực trạng là phải sửa đổi BLHS thường xuyên. Hơn nữa, việc chia tội phạm thành quá nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng) cũng làm cho thực tiễn hướng dẫn và áp dựng các quy định của BLHS gặp nhiều khó khăn, nhất là việc xác định các tình tiết. Do vậy, đây là vấn đề cần được nghiên cứu hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành BLHS- Tổ Biên tập BLHS đề xuất.

Ngoài ra, những vấn đề khác như điều chỉnh khung hình phạt, hoàn thiện quy định về tội mua bán người, mua bán trẻ em cũng được các đại biểu đề xuất trong quá trình sửa đổi BLHS. GS, TSKH Lê Cảm, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, trên 20 điều luật hiện nay có quy định hình phạt tử hình là nhiều và nên rút xuống chỉ còn 5 cấu thành có hình phạt tử hình (ví dụ: ma túy, giết người có tình tiết tăng nặng, tham nhũng...) là đủ. Tuy nhiên, cũng còn những ý kiến băn khoăn trong bối cảnh hiện nay nên bỏ tử hình với tội nào, giữ với tội nào và việc giữ hay bỏ đều phải được nghiên cứu, xem xét thật kỹ.

Ông Nguyễn Quốc Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ PLHSHC cho rằng: cần có chế định bắt giữ tội phạm để người dân tham gia phòng chống tội phạm. Bởi trong trường hợp bắt được trộm, được cướp không may đối tượng bị ngã, bị thương mà người bắt cũng bị truy cứu thì sẽ không ai dám làm. Bổ sung chế định cũng giống như cơ chế bảo vệ hiệp sỹ đường phố.

Khanh Lê

Gửi cho bạn bè

Bản in

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=47642&menu=1427&style=1