Bơ lạc: Món ăn bổ dưỡng có thể thay thế thịt 'tăng trọng'

Trước áp lực phải lựa chọn thực phẩm an toàn trong sự bất lực về thực phẩm động vật chứa chất "tăng trọng" và rau quả phun thuốc "sâu", bơ lạc được xem là món ăn "cứu cánh".

Bơ lạc: Món ăn bổ dưỡng có thể thay thế thịt "tăng trọng"

Bơ lạc : Món ăn nổi tiếng từ Âu sang Á

Lạc (đậu phộng) là thực phẩm vô cùng phổ biến ở Việt Nam, cách chế biến đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi và bất kỳ mùa nào trong năm cũng có thể mua được.

Có một món ăn nổi tiếng từ Châu Âu sang Châu Á, có 2 vị phổ biến là mặn và ngọt, có thể ăn kèm với nhiều món ăn, đó chính là Bơ Lạc (có nước gọi là Tương Lạc).

Điểm đặc biệt của món ăn này là hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, cách chế biến đơn giản, có thể ăn kèm với nhiều món ăn, và có thể tích trữ để ăn trong nhiều ngày.

Người Châu Âu ăn bơ lạc với bánh mì và các món ăn khác trong bữa ăn hàng ngày (Ảnh minh họa)

Giá trị dinh dưỡng của món Bơ Lạc

Bơ lạc là món ăn giàu carbohydrate, là chất quan trọng đối với cơ thể, lưu trữ và thúc đẩy nhiệt năng, là năng lượng để duy trì chức năng não phải.

Đồng thời, lạc giúp điều chỉnh chuyển hóa chất béo , cung cấp chất xơ, protein, tăng cường chức năng đường ruột và giải độc tốt.

Lạc rất giàu chất béo, duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng, cung cấp các axit béo thiết yếu, thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo, làm tăng cảm giác no.

Lạc chứa nhiều đồng, trong khi đó đồng là vi chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với máu và sức khỏe con người, hệ thần kinh trung ương.

Có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chức năng của tóc, da, mô xương cũng như não, gan, tim và các cơ quan khác.

(Ảnh minh họa)

Tác dụng của món Bơ Lạc đối với sức khỏe

Nhuận phổi, bổ âm, loại bỏ chứng phổi khô nóng quá mức, làm cho hơi thở êm và thoải mái. Tiêu đờm giảm ho, giảm độ nhờn dính của đờm và các triệu chứng liên quan khác.

Bổ máu ích khí, giúp da bớt xỉn màu, ăn nhiều sẽ cải thiện sắc tố da, tốt cho người bị bệnh lạnh tay lạnh chân.

Dưỡng âm bổ tinh, bổ thận, đặc biệt tốt cho người bị thận yếu thận âm hư, những người thể trạng yếu hoặc làm việc lao lực.

Giảm mỡ, hạ huyết áp, làm mềm hóa và bảo vệ huyết quản, làm giảm lượng chất béo và cholesterol trong cơ thể.

Đối với những người bị suy dinh dưỡng, ăn ít nên yếu ớt, ho khan, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng, mồ hôi chân, sản phụ thiếu sữa nên ăn thường xuyên.

Lạc còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ nên trong sử sách gọi thực phẩm mày là "hạt trường sinh".

Theo các kết quả nghiên cứu, lạc có giá trị dinh dưỡng cao, chứa một một lượng lớn chất béo và protein. Trong đó, chất béo khoảng 44% -45%, hàm lượng protein khoảng 24-36%, hàm lượng đường khoảng 20%.

Ngoài ra còn có chất thiamine, riboflavin, niacin và vitamin khác. Hàm lượng khoáng chất cũng rất phong phú, đặc biệt là các axit amin rất cần cho cơ thể con người, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não, tăng cường chức năng trí nhớ.

Lạc còn chứa vitamin C, có tác dụng làm hạ cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tim mạch vành.

Lạc chứa chất selen và resveratrol và các hoạt chất sinh học khác không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư, mà còn làm giảm kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa bệnh tim, mạch máu não.

Dù lạc có nhiều chất như vậy nhưng lại không phải là mối đe dọa đối với bệnh nhân béo phì , thậm chí nếu ăn điều độ còn có thể giảm cân bởi nó tạo cảm giác no nên còn được gọi là "thực phẩm chống đói".

Theo các nghiên cứu, lạc tạo cảm giác no cao gấp 5 năm lần so với các loại thực phẩm carbohydrate khác, sau khi ăn lạc làm giảm nhu cầu ăn các món khác, giúp người béo giảm cân.

Vitamin K trong lạc có tác dụng cầm máu, đặc biệt lạc đỏ còn có tác dụng cầm máu cao gấp 50 lần, những người mắc bệnh rối loạn xuất huyết nên ăn thường xuyên.

Người thể trạng yếu, sau khi ốm dậy có thể ăn lạc 80-100 gram/ngày.

(Ảnh minh họa)

Cách làm món bơ lạc để thay thế thịt "tăng trọng"

Gần đây nhiều người đã hạn chế ăn thịt lợn và các món ăn từ động vật, thủy sản do lo sợ phải ăn quá nhiều chất "tăng trọng". Các bà mẹ bắt đầu chuyển sang tìm kiếm các món ăn an toàn hơn.

Lạc có thể là món ăn giúp bạn thay đổi thực đơn để hạn chế thịt cá "bẩn" mà không bị thiếu chất.

Hóa ra món ăn "trường sinh bất lão" của Trung Quốc lại dễ tìm thấy ở Việt Nam đến vậy! Đọc Ngay

Nguyên liệu:

2 bát lạc rang chín vừa, làm sạch vỏ lụa (khoảng 500gr)

1/2 thìa cà phê muối

2 thìa canh dầu lạc (giúp món ăn mềm hơn)

2 thìa canh mật ong/đường (để bơ có vị ngọt, tăng giảm tùy vào khẩu vị)

Ngoài ra, bạn có thể cho thêm 1-2 thìa canh bột ca cao, 1/2 thìa cà phê bột quế, hạt socola hoặc 1 chút kem phết bánh mì nutella nếu muốn có nhiều vị.

Cách thực hiện:

Cho lạc vào máy xay, trộn lạc trong quá trình xay để mịn đều. Vừa xay vừa nghỉ trộn lạc để không làm nóng máy xay (Ảnh minh họa).

Xay nhiều nhịp cho đến khi lạc nhỏ mịn, tiếp tục cho muối, dầu lạc, mật ong/đường vào xay thêm. Nếu thêm gia vị khác thì cũng cho luôn vào cùng gia vị (Ảnh minh họa).

Xay thêm khoảng 1 - 2 phút cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau (Ảnh minh họa)

Rót bơ lạc thành phẩm vào lọ thủy tinh có nắp kín, bảo quản và ăn dần (Ảnh minh họa).

Bơ lạc không chỉ tự làm tại nhà, ở các nước còn được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp mới đáp ứng đủ nhu cầu người dùng (Nguồn: Youtube)

*Tổng hợp từ Haochu/Baike/ Youtube/Internet

theo Trí Thức Trẻ

Nguồn Soha: http://soha.vn/bo-lac-mon-an-bo-duong-co-the-thay-the-thit-tang-trong-20160725174208402.htm