Bộ ảnh về nghi thức lên đồng (phần II)

Lên đồng là hình thức tín ngưỡng dân gian, rất phổ biến ở Việt Nam, châu Á và nhiều nước trên thế giới. Một số nước đã ghi nhận giá trị của hình thức tín ngưỡng dân gian này là di sản văn hóa phi vật thể như Kut ở Hàn Quốc, Shaman ở Indonesia và Shaman ở Mông Cổ.

Hình ảnh trong một buổi lễ hầu đồng/ ảnh Đoàn Kỳ Thanh

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, lên đồng là “bảo tàng sống của văn hóa Việt”, trích lời TS. Frank Proschan (Pháp) - người có nhiều nghiên cứu về đạo Mẫu và lên đồng ở Việt Nam.

Hiện nay, trong các hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng đang tồn tại ở nước ta, kể cả các Đạo giáo du nhập và tôn giáo bản địa đang có sự đan xen và hòa nhập, thì Đạo Mẫu có những nét rất riêng biệt với yếu tố bản địa rõ ràng, mang đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Nét đặc trưng riêng đó được thể hiện ở lễ hội và nghi lễ, nó mang nhiều sắc thái độc đáo để phân biệt với tín ngưỡng, tôn giáo khác. Tập trung nhất là nghi lễ lên đồng (hay còn gọi là hầu đồng-hầu bóng).

Ngày Nay giới thiệu bộ ảnh "lên đồng" của nhiếp ảnh gia Đoàn Kỳ Thanh để quý độc giả hiểu hơn về nghi lễ này. (Phần II)

Nguồn: Ban tôn giáo Chính phủ

Ảnh: Đoàn Kỳ Thanh

Song Hồ

Nguồn Ngày Nay: http://www.ngaynay.vn/xa-hoi/bo-anh-ve-nghi-thuc-len-dong-phan-ii-29691.html