Biên giới yêu thương

Hành trình 4 ngày đến với nơi địa đầu Tổ quốc - 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, đã để lại trong lòng 60 văn nghệ sĩ, báo chí, cán bộ tuyên giáo của TPHCM những cảm xúc mãnh liệt.

Đồng chí Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM và các thành viên trong đoàn Biên giới yêu thương thắp những nén nhang trước Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ ở và làm việc, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử

Vượt cung đường Hạnh Phúc, dài 20km nhưng được thực hiện tới 6 năm (1959 - 1965) bằng xương máu của hàng vạn thanh niên xung phong của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Cùng dâng trào niềm tự hào khi hát vang bài Quốc ca ở cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng, điểm cực Bắc, nóc nhà của Việt Nam.

Dưới chân cột cờ Lũng Cú, đoàn đã đặt tay lên ngực thể hiện niềm tự hào, xúc động trước địa điểm linh thiêng của Tổ quốc

Cùng nghiêng mình tưởng niệm, thắp những ngọn nến tri ân hàng ngàn liệt sĩ để giữ từng tấc đất biên giới, giờ đang nằm tại nghĩa trang Vị Xuyên… Thăm An toàn khu Việt Bắc với Lán Nà Lừa, Cây đa Tân Trào. Bên cạnh những giây phút lắng đọng, hành trình Biên giới yêu thương còn mang đến những cảm xúc thú vị khi được khám phá khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên và con người dân tộc vùng cao.

Những đứa trẻ người Mông ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn sống hòa mình với thiên nhiên

Dưới chân núi, cả làng tập trung nấu món thắng cố - món ăn truyền thống của dân tộc Mông
để ăn mừng đám cưới

Đoàn TPHCM cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương, Bộ đội Biên phòng Lũng Cú nghẹn ngào cất lên tiếng hát gửi đến vong linh các liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên

Những đứa trẻ mồ côi người Mông là con nuôi của cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Lũng Cú, trong lúc chính các đồng chí phải xa gia đình hàng năm trời

HÀ GIANG

Nguồn SGGP: http://www.sggp.org.vn/bien-gioi-yeu-thuong-444706.html