Biển Đông: Trữ lượng dầu khí Trường Sa lớn, Hoàng Sa hầu như không có

Theo bản báo cáo của Cục Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trữ lượng dầu khí tại Biển Đông hiện có khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối (khoảng 5.400 tỷ mét khối) khí đốt tự nhiên. Trong đó, EIA nhấn mạnh khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép tiềm năng trữ lượng dầu mỏ, khí đốt cũng như hydrocarbon hầu như không có.

Bản báo cáo của EIA cho hay, đây chỉ là những con số của Trung tâm Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cung cấp, ước tính dựa trên các khảo sát gần bờ của những quốc gia Đông Nam Á ven biển (năm 2010), còn trong các vùng biển tranh chấp thì hầu như chưa thể thăm dò được. Theo con số riêng của công ty tư vấn Wood Mackenzie, trữ lượng tương đương cho cả dầu mỏ và khí đốt tại Biển Đông chỉ có 2,5 tỷ thùng. Đó là chưa kể trữ lượng hydrocarbon có thể có chưa được thăm dò tại Biển Đông.

Bảng so sánh trữ lượng khí đốt tự nhiên chưa khai thác trên toàn thế giới.

Bảng so sánh trữ lượng dầu mỏ chưa khai thác trên toàn thế giới.

Trong khi đó, con số do Tập đoàn CNOOC của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều mà phía Mỹ cung cấp. Theo dó Biển Đông có 125 tỷ thùng dầu, 500 nghìn tỷ feet khối (14.158 tỷ mét khối). Theo EIA, đây là những con số chưa được kiểm định độc lập.

Có thể thấy, phần lớn trữ lượng dầu khí hiện nay đang tập trung tại lưu vực nước nông, ven thềm lục địa của Việt Nam, Brunei, Malaysia và tại khu vực nước sâu đang nằm ngoài khả năng khai thác của những nước này.

Dòng chảy thương mại dầu thô tại Biển Đông năm 2011.

Khác với Hoàng Sa, Trường Sa là khu vực dù ít tiềm năng dầu mỏ nhưng lại dồi dào khí đốt tự nhiên (khoảng 100 tỷ feet khối, tương đương 2,8 tỷ mét khối). Tuy nhiên, khu vực ven các đảo Trường Sa (đặc biệt là Bãi Cỏ Rong hiện Trung Quốc đang nhăm nhe chiếm trọn), lại tiềm ẩn các túi khí hydrocarbon vẫn chưa được khám phá. Việt Nam là nước đầu tiên thăm dò vào năm 1970 và phát hiện ra khí đốt vào năm 1976. Mặc dù các tập đoàn năng lượng của Mỹ và Anh đã có ý tham gia vào năm 2002 và 2005 tuy nhiên kế hoạch đã bị đình trệ do phía Trung Quốc quấy phá bằng nhiều cách khác nhau.

Trong năm 2012, sau khi phía Trung Quốc thành lập trụ sở hành chính Tam Sa trái phép tại Hoàng Sa, tăng cường các dự án phát triển du lịch thì song song với đó tần suất các tàu chính phủ, tàu chiến của nước này xuất hiện tại Trường Sa ngày càng tăng cao. Đầu năm 2013, ba tàu chiến thuộc hạm đội Bắc Hải của nước này đã tập trận trái phép tại Trường Sa. Thậm chí, bất chấp cả châu Á đang đón mừng Lễ hội mùa Xuân, Trung Quốc vẫn điều tàu tuần tra toàn thời gian trong vùng biển tranh chấp.

Biển Đông: Ước tính trữ lượng tài nguyên

Tên nước

Dầu thô (tỷ thùng)

Khí tự nhiến (feet khối)

Brunei

1,5

15

Trung Quốc

1,3

15

Indonesia

0,3

55

Malaysia

5

80

Philippines

0,2

4

Đài Loan

-

-

Thái Lan

-

1

Việt Nam

3,0

20

Tổng

11,2

190

Nguồn: Trung tâm Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, Dầu khí Journal, IHS, CNOOC, PFC Energy.

Trong lúc người dân nhiều nước châu Á đang tưng bừng hân hoan dưới sắc xuân se lạnh của ngày đầu năm mới Quý Tỵ thì đội tàu hải giám của Trung Quốc vẫn càn quét ngang dọc trên vùng Biển Đông (các tàu 75, 167) và hoa Đông (các tàu 50, 51, 66, 137) dưới danh nghĩa "tuần tra vùng biển chủ quyền" - điều chưa từng được công nhận ở bất cứ văn bản pháp lý quốc tế chính thức nào. Thông tin này do chính Cục Hải dương Trung Quốc cung cấp cho Tân Hoa xã.

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/bien-dong-tru-luong-dau-khi-truong-sa-lon-hoang-sa-hau-nhu-khong-co