Bí mật hành trình xác ướp đệ nhất phu nhân Argentina

Mặc dù là đệ nhất phu nhân nhưng số phận bà Evita (vợ Tổng thống Argentina - Juan Peron) cũng không mấy yên nhàn, kể cả khi đã trở thành người thiên cổ, thậm chí còn bị khai quật, “xuất ngoại” nhiều lần mang tên giả để tránh sự săn lùng của phe đối lập độc tài quân sự.

Mặc dù là đệ nhất phu nhân nhưng số phận bà Evita (vợ Tổng thống Argentina - Juan Peron) cũng không mấy yên nhàn, kể cả khi đã trở thành người thiên cổ, thậm chí còn bị khai quật, “xuất ngoại” nhiều lần mang tên giả để tránh sự săn lùng của phe đối lập độc tài quân sự.

Tài năng và định mệnh

Cuộc đời bà Evita rẽ trái từ một đêm dạ hội gây quỹ cứu tế nạn nhân động đất hồi tháng Giêng năm 1944 làm trên 6.000 người bị thiệt mạng. Lúc đó, bà gặp đại tá Peron (48 tuổi, góa vợ), từ sự đồng cảm, hai người nên vợ nên chồng, cùng chung chiến hào chính trị và trở thành cặp đôi chính khách nổi tiếng và hoàn hảo. Evita rất ủng hộ tư tưởng tự do dân chủ của chồng và cũng từ việc làm này, bà được lòng dư luận, được bầu làm Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động và nhiều trọng trách khác. Năm 1946, ông Peron đắc cử Tổng thống nhưng Evita vẫn hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo, được người dân tôn vinh là mẹ dân tộc, Thánh Evita và được người dân Argentina đề cử ra tranh chức phó tổng thống nhưng bà từ chối vì mắc bệnh ung thư cổ tử cung . Ngày 26/7/1952, Evita trút hơi thở cuối cùng khi mới 33 tuổi.

Nơi yên nghỉ hiện nay của bà Evita tại nghĩa trang Recoleta.

Ngay sau khi Evita qua đời, bác sĩ giải phẫu nổi tiếng Argentina là Pedro Ara - người được mệnh danh là “nghệ nhân của những xác ướp”- đã được giao trọng trách ướp xác. Ông đã ướp xác bà Evita cực kỳ hoàn hảo, chỉ trong 1 đêm có thể trưng bày ngay cho mọi người đến viếng và đây cũng là xác ướp đầu tiên trong lịch sử nhân loại còn nguyên các bộ phận nội tạng. Sau khi bà Evita qua đời, Argentina có ý định xây dựng đài tưởng niệm, quy mô lớn hơn cả tượng Nữ thần tự do của Mỹ và thi hài của bà Evita được quàn bên trong, giống như lăng Lênin ở Nga để cho nhân dân đến viếng. Trong khi chờ dự án được khởi công, người ta đưa xác ướp của bà Evita vào bảo quản trong tòa nhà của Tổng Liên đoàn Lao động Quốc gia.

Chỉ trong một đêm, BS. Ara đã hoàn thành việc ướp xác bà Evita.

Hành trình long đong của xác ướp Evita

Đáng tiếc, trong thời gian chờ tượng đài hoàn thành thì năm 1955, Tổng thống Juan Peron bị phe độc tài quân sự Revolucion Libertadora lật đổ, buộc ông phải chạy trốn và không kịp mang theo thi hài vợ. Khi nắm quyền, chế độ mới đã tìm mọi cách để loại bỏ hình ảnh của bà Evita và trong suốt 16 năm liền (từ 1955 - 1971), chế độ độc tài đã ban hành nhiều lệnh cấm tuyên truyền những gì liên quan đến chế độ Peron mà người ta gọi là Peronism (người theo chủ nghĩa Peron). Mọi kỷ vật liên quan đến Peron và Evita đều bị cấm, kể cả ở nhà riêng. Lo ngại xác ướp của Evita trở thành công cụ tập hợp lực lượng của phe phái đối lập, chính quyền độc tài đem xác ướp giấu đi nhiều nơi. Nghe nói nó từng được đặt tại tầng thượng nhà riêng của một viên đại tá, nhưng sau đó vị đại tá này đã tự mình bắn chết vợ.

Tháng 4/1957, chính quyền quân sự Argentina bí mật đưa xác ướp Evita sang Italia, dùng tên giả sau đó chôn vào một nghĩa địa ở Milan, hy vọng mãi mãi trừ được hậu họa. Có lẽ lời nguyền của bà Evita đã trở nên hiệu nghiệm, nên chính phủ độc tài sau đó cũng chẳng yên và một cuộc đảo chính lại nổ ra. Chế độ mới nắm quyền chủ trương tranh thủ sự ủng hộ của Peron và đảng của ông thông qua một cuộc bầu cử tổng thống dân sự, tái cấp lương hưu cho ông Peron và trả lại xác ướp Evita cho gia đình Peron. Từ đây, thi hài Evita được khai quật, đặt vào quan tài làm bằng bạc và đưa từ nghĩa trang Milan, Italia về nước với sự hộ tống trang nghiêm của cả cảnh sát Italia và Tây Ban Nha.

Xác ướp được đặt tại biệt thự của gia đình Peron tại Madrid để mọi người chiêm ngưỡng. Người vợ thứ ba của Peron là Isabel hàng ngày chăm sóc cho xác ướp Evita. Năm 1974, ông Juan Peron hồi hương, tranh cử và tái đắc cử Tổng thống một lần nữa, cònvợ ông là Isabel Peron làm Phó Tổng thống, songdo già yếu, ông chỉ ở cương vị này được 10 tháng rồi qua đời, bà Isabel lên thay, trở thành nữ Tổng thống của Argentina. Isabel đã đưa thi hài Evita từ Tây Ban Nha về nước, đặt trong Phủ Tổng thống với hy vọng được vong linh phù hộ.

Năm 1976, giới quân sự lại làm đảo chính lật đổ nữ Tổng thống Isabel Peron, tái thiết lập chế độ độc tài, chống lại những người phái tả, làm cho khoảng 30 nghìn người Argentina bị thiệt mạng và mất tích một cách khó hiểu. Lần này, thi hài Evita không còn bị di chuyển như trước nữa. Chính quyền chôn xác bà vào khu mộ của gia tộc Duarte trong nghĩa trang La Recoleta ở thủ đô Buenos Aires, thi hài được bảo vệ khá vững chắc trong nhà mồ xây bằng đá cẩm thạch kiên cố mà nghe nói có thể chống được cả bom nguyên tử. Dư luận cho rằng chính quyền độc tài làm vậy để “lời nguyền” của bà Evita không còn gây ảnh hưởng tới chính thể mới nữa và cũng từ đây, không ai còn có dịp được nhìn thấy xác ướp hoàn hảo này nữa.

KHẮC HÙNG

(Theo Net/WP/NST, 11/2012)

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/bi-mat-hanh-trinh-xac-uop-de-nhat-phu-nhan-argentina-n57002.html