Bị cảm khi mang thai cách xử lý và phòng ngừa

Bị cảm khi mang thai là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu vì không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể gây nên hiện tượng sẩy thai hoặc sinh sớm.

Bà bầu bị cảm cúm rất dễ bị khi mang thai nếu không chăm sóc thật kĩ... gây mệt mỏi trong người hơn nữa vì đang mang thai nên các mẹ không thể dùng thuốc tùy tiện vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vậy bị cảm khi mang thai bà bầu nên làm gì? tham khảo ngay bài viết dưới đây để trang bị thêm những kiến thức hữu ích chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu.

Bị cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Vào mùa đông, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho tỉ lệ người bị cảm cúm khi mang thai tăng lên đáng kể, đặc biệt là những phụ nữ mang thai. Bị cảm cúm khi mang thai có vẻ vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị sốt. Nếu mẹ bị sốt khi mang thai, tùy theo mức độ và tuổi thai mà có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm những khả năng sau:

- Bị cảm cúm do nhiễm Rubella. Đây là trường hợp nguy hiểm, thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh đến 90%, virus này cũng có khả năng gây dị tật, tổn thương ở mắt và hệ thần kinh cho thai nhi. Với trường hợp này, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên bỏ thai.

- Bị cảm cúm theo mùa, nếu mẹ bầu bị cúm nặng, sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng bị sảy thai sớm hoặc thai lưu.

- Virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thủy tinh thể mắt, hở hàm ếch, hội chứng down…

Bạn có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cảm cúm hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Bạn cũng không nên lo lắng quá mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bạn nên theo dõi thai kì sát sao trong những lần siêu âm thai định kì (các mốc quan trọng nhất là thai 7 tuần – 12 tuần – 22 tuần – 32 tuần) hoặc tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: Double Test và Triple Test.

Mẹ bầu nên làm gì khi phát hiện cảm cúm?

- Khi phát hiện mình có những triệu chứng của cúm như sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, ớn lạnh… điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

- Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng ốm của bạn cũng như tình trạng hoặc khả năng bị ảnh hưởng tới thai nhi để kê đơn thuốc hoặc có những biện pháp cụ thể.

- Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

- Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

- Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

- Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong sirô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Ngoài việc tiêm phòng cúm khi mang thai, thì các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cảm cúm khi mang thai bằng các mẹo nhỏ như sau:

- Tích cực bổ sung các hoa quả giầu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

- Khi đi ra ngoài, bạn cũng nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa phòng bị mưa rất dễ bị cảm.

- Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm khi mang thai vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

- Khi ngủ, tránh để quạt xoay thẳng vào mặt, bạn có thể lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ, tra thuốc nhỏ mũi trong các trường hợp bị ngạt mũi.

- Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể.

- Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn, tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành, và cuối cùng là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Cảm khi mang thai là nỗi lo của nhiều người đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nếu mang thai bị cảm cúm các mẹ bầu cần hết sức thận trọng nhận biết sớm và xử trí kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Dương Hoàng Lan (Tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/me-va-be/bi-cam-khi-mang-thai-cach-xu-ly-va-phong-ngua-229932/