Bí ẩn của những chiếc nhẫn khiến cả thế giới "rùng mình"

Kho báu không nhất thiết phải một núi ngọc ngà châu báu. Một món đồ tạo tác nhỏ nhắn như: cái mác, thanh kiếm, cái nhẫn v.v… có quyền lực vạn năng cũng được coi là kho báu vô giá.

Một số các vị vua trên thế giới đã từng có may mắn được sở hữu những chiếc nhẫn có sức mạnh thần bí khó lý giải.

Sau đây là những câu chuyện ly kỳ về những chiếc nhẫn được coi là có quyền lực vạn năng nhất trong lịch sử.

Chiếc nhẫn ma thuật của vua Solomon

Vua Solomon.

Vua Solomon có chiếc nhẫn vàng rất quý. Nhiều người đồn rằng, chiếc nhẫn đó không chỉ quý giá mà còn có phép thuật.

Họ cho rằng Solomon có thể dùng nhẫn điều khiển con người và quỷ dữ. Một hôm, ông lỡ đánh rơi chiếc nhẫn quý xuống dòng sông Jordan. Ông cứ ngỡ sẽ bị mất nó mãi mãi.

Nào ngờ, một ngư dân mang nhẫn đang nằm trong bụng con cá đến trả cho vua. Và nó được an táng cùng Solomon sau khi ông qua đời. Theo truyền thuyết kể lại, người tìm được chiếc nhẫn của vua Solomon sẽ là người cai trị thế giới.

Chiếc nhẫn vô hiệu hóa lời nguyền

Năm 1922, nhà khảo cổ học Howard Carter khám phá ra mộ của vua Tutankhamen. Lúc đó, mọi người ngạc nhiên vì lời nguyền của vua Tut không linh nghiệm với nhà khảo cổ học này.

Nhà khảo cổ học Howard Carter.

Có tin đồn rằng nhà khảo cổ học Howard Carter đã tìm được chiếc nhẫn ở Assuan. Chiếc nhẫn được hấu tước kiêm nhà nghiên cứu Ai Cập học Agrain mua vào năm 1860.

Trên chiếc nhẫn được chạm khắc những hình tượng hình học, như: 3 đường thẳng và tam giác.

Những hình tượng trên nhẫn được sắp xếp theo quy tắc bí truyền, có ý nghĩa bảo vệ con người tránh khỏi nguy hiểm, lời nguyền và các thế lực đen tối.

Ngày nay, chiếc nhẫn đó được gọi là “nhẫn Ra” và thiết kế nhẫn được cho rằng bắt nguồn từ thành phố đã mất Atlantis.

Cũng theo giả thuyết đó, người Ai Cập được coi là hậu duệ của người thành phố Atlantis. Dù vậy, chiếc nhẫn có thể có tác dụng tích cực hay tiêu cực đối với người đeo nó.

Vua Charlemagne và chiếc nhẫn tình yêu ma quái

Mặt nạ vua Charlemagne.

Theo kể lại, vua Charlemagne bị ảnh hưởng của một chiếc nhẫn tình yêu "ma quái". Ông yêu say đắm một phụ nữ người Đức. Vì quá yêu người tình nên ông sao lãng chuyện triều chính.

Không bao lâu sau, người tình của vua qua đời, ông nhất quyết giữ lại thi thể nàng mà không cho chôn cất.

Một hôm, khi Charlemagne đi vắng, tổng giám mục Turpin lẻn vào phòng ngủ và thấy chiếc nhẫn quý giá trên tay thi hài người yêu của vua, ông liền tháo nhẫn mang đi.

Thật kỳ lạ, ông Turpin vừa tháo nhẫn ra, thi thể thối rữa ngay lập tức. Khi Charlemagne trở về, thấy mùi tử thi nồng nặc nên phải mang thi thể đi chôn cất luôn.

Chuyện kỳ lạ nữa nẩy sinh là sau đó vua Charlemagne đem lòng yêu tổng giám mục Turpin. Về phần ông Turpin, ông cảm thấy chiếc nhẫn mang đến phiền phức. Để thoát khỏi tình yêu của vua, ông Turpin mang vứt chiếc nhẫn xuống hồ.

Từ đó, nhà vua xoay sang yêu hồ nước đó nên cho xây dựng cung điện nguy nga gần hồ nước. Noi đây trở thành thành phố Aix-la-Chapelle. Khi vua Charlemagne qua đời, được chôn cất tại đây.

Chiếc nhẫn của vua Genghis Khan

Tranh chân dung vua Genghis Khan.

Vua Genghis Khan đã từng làm rạng danh nước Mông Cổ. Có lời đồn rằng vua trị vị đế chế Mông Cổ từ thế kỷ 12 vì một chiếc nhẫn thần bí.

Trên mặt nhẫn có một viên ngọc ruby chạm trổ hình biểu tượng thần bí. Chỉ có vua Genghis Khan và cháu trai của vua là Kublai Khan được phép đeo nó.

Các nhà sử học không thể lý giải được vì sao một người đàn ông ít học lại có thể đứng đầu một khu vực dân cư, cai trị cả một đế chế phát triển hùng mạnh như thế.

Trên chiếc nhẫn có hình chạm khắc một biểu tượng thần bí của Ấn Độ. Một số người cho rằng, hình biểu tượng xuất xứ từ lục địa Hyperborea đã biến mất từ lâu.

Hình biểu tượng là chữ vạn, được cho rằng có tác dụng tích cực, trái ngược với chữ vạn mà Hitler chọn làm biểu tượng.

Nhiều nhà khảo cổ học và các chính trị gia châu Á hiện vẫn đang nỗ lực tìm kiếm chiếc nhẫn của vua Genghis Khan.

Nguồn: Ancient Origins

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn Soha: http://soha.vn/bi-an-cua-nhung-chiec-nhan-khien-ca-the-gioi-rung-minh-20160410223825712.htm