Bệnh tật do thuốc lá sẽ được đẩy lùi trong những năm tới

Thuốc là là nguyên nhân chính gây ra các ca tử vong trên toàn thế giới. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác.

Ngày hôm nay (7/11/2016), các quốc gia trên thế giới sẽ nhóm họp tại Delhi, Ấn Độ để thảo luận các vấn đề xung quanh Hiệp ước toàn cầu về ngăn chặn dịch bệnh do thuốc lá. Hội nghị nằm trong khuôn khổ công ước kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bà Margaret Chan - Tổng giám đốc WHO cho biết đây là thời điểm thích hợp nhất để đẩy lùi “đại dịch” thuốc lá toàn cầu

Kể từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên Hiệp ước nhận được sự đồng thuận mãnh mẽ nhất. Các chính phủ không chỉ bày tỏ mong muốn cắt giảm sản xuất thuốc là mà còn đồng ý áp dụng những chế tài nghiêm ngặt với các công ty thuốc lá đa quốc gia.

Sau nhiều thập kỉ liên tục tăng doanh số ở mức kỉ lục, ngành sản xuất thuốc lá hiện đang có dấu hiệu chững lại.

Thống kê cho thấy, trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người, và WHO cũng cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lên hơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lên tới 1 tỷ người.

Trong khói thuốc lá có hơn 4.000 hóa chất, trong đó có hơn 200 loại hóa chất có hại cho sức khỏe và có tới hơn 40 chất gây ung thư. Nicotin có trong thuốc lá tác động trực tiếp vào não bộ của người hút thuốc. Chất này đi vào phổi và sau đó lưu thông trong máu, chỉ 7 giây sau là có thể tác động đến não.

Các nước như Uruguay, Úc đang áp dụng những chế tài nghiêm khắc để bảo vệ sức khỏe cộng động

Bà Margaret Chan - Tổng giám đốc WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy hành động bởi đây là thời điểm thích hợp nhất để đẩy lùi “đại dịch” thuốc lá toàn cầu. Hiệp ước ngăn chặn thuốc lá bao gồm các điều khoản như: đánh thuế, kiểm soát sản xuất thuốc lá, tăng cảnh báo nguy hiểm trên bao bì và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc. Rất may là tỷ lệ nữ hút thuốc còn thấp, chỉ chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành. Trong tổng số 15 triệu người hút thuốc có 12,8 triệu (39,4% nam và 1.2% nữ) hút thuốc lá điếu. Hiện có 4,1 triệu người lớn hút thuốc lào (Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành - GATS-2010).

Các nhà xã hội học thống kê, nếu số tiền mua thuốc hút được dùng để mua thực phẩm hoặc chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác của hộ gia đình, hơn hai triệu người Việt Nam có thể thoát nghèo.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Thế giới

Lã Kim Tiến

Nguồn Người Tiêu Dùng: http://www.nguoitieudung.com.vn/benh-tat-do-thuoc-la-se-duoc-day-lui-trong-nhung-nam-toi-d49348.html