Bệnh hô hấp khiến trẻ tự ti

Cuộc sống bận rộn vô tình khiến các bậc làm cha mẹ trở nên máy móc và thơ ơ hơn dẫn đến việc con trẻ dễ mắc bệnh. Một trong những căn bệnh mà các bệnh nhi dễ mắc phải trong mùa này là bệnh về đường hô hấp.

Bệnh hô hấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ

Thời tiết thay đổi đỏng đảnh thất thường luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bệnh viện nhi và cả các phòng khám nhi, những ngày gần đây, hễ mở cửa là lại đông nghẹt khách.

Bác sĩ Trần Anh Tuấn cho biết: Trong trường hợp điển hình, viêm phổi sẽ biểu hiện bằng ho, khó thở, trong đó thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Theo tiêu chuẩn của WHO, trẻ dưới 5 tuổi, thở nhanh như sau: nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi; nhịp thở từ 50lần/phút trở lên đối với trẻ 2 tháng - 12 tháng tuổi; nhịp thở từ 40lần/phút trở lên đối với trẻ 1-5 tuổi. Cha mẹ hoặc người thân có thể đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút, muốn có kết quả chính xác thì đếm 2-3 lần. Bác sĩ nghe thấy ran ẩm nhỏ hạt cũng là dấu hiệu có giá trị thường được dùng trong chẩn đoán viêm phổi. Nếu trẻ bị viêm phổi nặng sẽ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Chú ý rằng khi chỉ thấy phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Mặt khác ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Do đó ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn đoán viêm phổi.

Không những thế, đối với các bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút kéo theo khả năng tập trung cũng giảm dần, nghỉ làm xảy ra thường xuyên. Bệnh nhân luôn cảm thấy mặc cảm về bản thân, tự ti, khó hòa nhập cùng xã hội. Khi tiếp xúc với người lạ hoặc đến một nơi không quen biết, họ luôn trong trạng thái sợ giao tiếp vì cơn ho có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Bệnh nhân thường bị hạn chế trong các hoạt động xã hội, cơ hội lựa chọn và phát triển nghề nghiệp (phải tránh nhiều nghề có các tác nhân dễ gây dị ứng như: y tế, thú y, làm tóc, mỹ phẩm...). Bệnh viêm phổi còn ảnh hưởng đến thu nhập do không đủ sức khỏe để làm việc, nghỉ việc quá nhiều. Một số người bị nghỉ việc giữa chừng do công ty không thể chấp nhận nhân viên mang bệnh, hắt hơi sổ mũi khi tiếp xúc với khách hàng. Thêm vào đó là các khoản tiền viện phí, thuốc điều trị...Tất cả đều ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế gia đình của người không may mắc bệnh viêm phổi.

Quan tâm đến hô hấp, quan tâm đến tương lai trẻ

Hiểu đường nỗi quan tâm về sức khỏe hô hấp trẻ em, các bác sĩ của Hội hô hấp thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Ngày hội giáo dục sức khỏe hô hấp trẻ em 2016 cho hơn 300 bà mẹ, cung cấp thêm kiến thức cho các mẹ về đường hô hấp của trẻ nhỏ.

Bác sĩ Trần Anh Tuấn lưu ý với các bà mẹ: “Khi thấy trẻ mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị.”

Ngoài ra, các mẹ cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ. Hiện nay, nhiều loại kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn ngày (5 ngày) đang là xu hướng trong điều trị nhiễm khuẩn và được rất nhiều bác sĩ tin tưởng vì những lợi ích mà thuốc mang lại.

Do đó, việc tuân thủ liệu trình điều trị là việc rất quan trọng mà các bậc cha mẹ tuân thủ. Vì lý do đặc biệt nào đó như bé đi học khó tuân thủ liệu trình, hay bé khó uống thuốc hoặc dễ nôn ói khi uống thuốc…thì cần chia sẻ với bác sĩ điều trị để tìm giải pháp phù hợp. Nhưng, trên tất cả liệu trình điều trị, mẹ cần quan tâm và chăm sóc trẻ nhiều hơn, dành thời gian trò chuyện cùng con để hiểu được những biểu hiện và suy nghĩ của con. Chính những liệu pháp tâm lý kết hợp cùng tuân thủ liệu trình điều trị, trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh và phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ./.

Saga / Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn aFamily: http://afamily.vn/benh-ho-hap-khien-tre-tu-ti-20170207104759895.chn