Bên trong nhà máy chế tác kim cương lớn nhất nước Mỹ

Chất lượng và giá cả của kim cương được quyết định dựa trên 4 yếu tố: kiểu cắt, màu sắc, độ sáng và trọng lượng.

Diamond District, nơi chế tác kim cương lớn nhất nước Mỹ nằm tại Phố 17, giữa Đại lộ 5 và Đại lộ 6, quận Manhattan, thành phố New York.

Ritani là một trong những nhãn hiệu kim cương nổi tiếng nhất tại đây. Công ty này hợp tác với khoảng 230 thợ kim hoàn trên toàn nước Mỹ và Canada và được điều hành bởi tập đoàn Julius Klein Group.

Business Insider gần đây đã đến thăm quan nhà máy của Ritani để tận mắt chứng kiến quá trình chế tác ra những viên kim cương tuyệt đẹp hàng đầu thế giới:

Khi mới vào nhà máy, những viên kim cương là kim cương thô, chưa được mài rũa.

Để tạo ra một viên kim cương có giá trị, đội ngũ nhân viên tại đây sẽ phân tích kỹ lưỡng mô hình 3D của viên đá thô để xác định xem cần cắt ở phần nào và tạo hình dáng ra sao.

Một số viên kim cương thô có thể được cắt thành hai mảnh khác nhau. Việc cắt như thế nào còn tùy thuộc vào từng sản phẩm.

Những viên kim cương dạng tròn hoặc princess (dạng vuông hay chữ nhật nhọn góc) thường bán chạy nhất, dù cũng có thời điểm những viên kim cương vàng hồng hình trái tim được yêu thích.

Chất lượng và giá cả của kim cương được quyết định dựa trên 4 yếu tố: kiểu cắt, màu sắc, độ sáng và trọng lượng.

Sau khi định hình các mặt cắt, các viên kim cương được đưa vào các máy cắt laser để tạo ra những vết cắt chính xác tuyệt đối. Quá trình này có thể mất đến ba giờ bởi đây là một kỹ thuật khó, cần độ chính xác cao.

Tiếp theo, những viên kim cương đã cắt được đưa đi một phòng khác. Tại đây, những người thợ chuyên nghiệp sẽ xử lý chi tiết từng mặt cắt của viên kim cương.

Một số người thợ thủ công đã làm việc trên 40 năm tại nhà máy này.

Tùy từng sản phẩm mà quá trình cắt kim cương có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng.

Thậm chí, cũng có viên kim cương cần đến 1 năm để mài rũa.

Sau khi cắt và đánh bóng xong, các viên kim cương được đưa vào máy tráng bóng để đảm bảo độ tròn đều và sáng bóng.

Tiếp đó, kim cương sẽ được kiểm tra để đảm bảo đạt tiêu chuẩn GIA (Gemological Institute of America) và được cấp giấy chứng nhận độc lập.

Viên kim cương sau khi hoàn thiện được gắn vào một chiếc nhẫn.

Gần đây, Ritani đã bán một chiếc nhẫn gắn 3 viên kim cương màu cực kỳ hiếm với giá lên tới gần 3 triệu USD.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/ben-trong-nha-may-che-tac-kim-cuong-lon-nhat-nuoc-my-20161003084641366p6c98.news