Bé gái 2 tuổi rơi xuống sông, mất tích khi đi đánh cá với bố mẹ

Được bố mẹ đưa đi đánh cá cùng, bé gái 2 tuổi không may bị rơi xuống sông, mất tích.

Ông Phạm Nhân Tố, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháu bé rơi xuống sông Gianh mất tích.

Theo đó, đầu giờ chiều ngày 14/11, vợ chồng anh Hoàng Văn Nhàn và Hoàng Thị Hồng, trú thôn Tiên Xuân, xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn điều khiển chiếc thuyền gắn máy, chở theo con gái Hoàng Thị Hoa (2 tuổi) chạy dọc sông Gianh để thả lưới đánh cá.

Đến khoảng 14h30 cùng ngày, sau khi tập trung bủa lưới trên sông Gianh, đoạn giữa thôn Thượng Thôn (xã QuảngTrung), vợ chồng anh Nhàn hốt hoảng khi không nhìn thấy con gái trên thuyền.

Ngay khi nhận được thông tin người nhà nạn nhân trình báo, chính quyền địa phương thuộc 2 xã Quảng Tiên và Quảng Trung phối hợp với người dân huy động và triển khai lực lượng tìm kiếm bé gái.

Lực lượng chức năng tìm kiếm cháu bé mất tích trên sông Gianh.

Ông Tố cho biết thêm, xã Quảng Trung đã huy động 15 tàu thuyền cùng hàng chục người dân địa phương tìm kiếm nạn nhân.

Theo nhiều người dân sống gần đó, trước lúc xảy ra vụ việc thương tâm trên, bé Hoa được bố mẹ cho ngồi ở vị trí mũi thuyền, nhưng không biết vì sao lại rơi và rơi xuống sông lúc nào.

1. Khoản 1 Điều 102 bộ luật hình sự

Khoản 1 Điều 102 quy định: “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

– Điều kiện để cứu một người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là khả năng thực tế có thể cứu giúp người sắp chết. Khả năng này là do người đó rèn luyện, do bản năng hay tính chất nghề nghiệp chuyên môn như công an, bác sỹ…

Tuy nhiên khi xem xét một vụ việc cụ thể phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của vụ việc chứ không chỉ căn cứ vào khả năng của người cứu giúp. Ví dụ, một bác sỹ phẫu thuật đang đi du lịch cùng gia đình gặp một người bị tai nạn cần phải mổ gấp mới cứu sống được, mặc dù người bác sỹ đó đã tìm mọi cách những do không có dụng cụ mổ nên người đó bị chết…trong trường hợp này, người bác sỹ không phải là tội phạm.

– Người phạm tội phải là người không có hành động cứu giúp nào thì mới coi là phạm tội. Nếu đã có hành động nhưng vẫn không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì cũng không bị coi là tội phạm. Ví dụ, một người thấy người khác đang sắp chết đuối dưới sông, tuy người đó biết bơi những do vừa đi mổ về nên sức khỏe còn yếu không xuống nước cứu trực tiếp được; người này hô hoán những người xung quanh cứu giúp. Do mất nhiều thời gian nên nạn nhân chết đuối. Khi đó người nhìn thấy nạn nhân vẫn không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, lưu ý là nếu đang có hành động cứu giúp mà tự ý chấm dứt hành động cứu giúp để nạn nhân chết thì vẫn coi là phạm tội.

– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý: người phạm tội biết rõ nếu không cứu giúp thì nạn nhân sẽ chết và biết rõ mình có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp. Tuy nhiên nếu do nhận thức chủ quan không rõ ràng tình trạng của nạn nhân thì không bị coi là tội phạm. Ví dụ, B bị tai nạn chấn thương ở đầu, anh A cứu giúp băng bó vết thương, B dần tỉnh lại, nghĩ B không còn nguy hiểm đến tính mạng nên A đưa B về nhà nghỉ ngơi, tuy nhiên sau đó B chết..trong trường hợp này, A không bị coi là tội phạm.

– Trong cấu thành hành vi thì nạn nhân phải bị chết thì hành vi không cứu giúp mới cấu thành tội phạm. Người không được cứu giúp phải chết thì người không cứu mới phạm tội. Nếu trước đó có người cố ý không cứu giúp, nhưng sau đó được người khác cứu nên nạn nhân không chết thì hành vi cố ý không cứu giúp trước đó không cấu thành tội này.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

BÌNH HUYỀN

Xem thêm video:

Nguồn: tinnhanhonline.vn

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/be-gai-2-tuoi-roi-xuong-song-mat-tich-khi-di-danh-ca-voi-bo-me-a170242.html