Bé bị nổi mụn trên mặt, có phải do dị ứng sữa?

"Bé nhà tôi được 1 tháng tuổi, mặt cháu xuất hiện nhiều nốt (giống nốt muỗi đốt) . Tôi có nghe nói về hiện tượng ‘mụn ở bé sơ sinh’ và biết đó là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, mụn trên mặt bé cứ mọc lên – lặn đi rồi lại tái phát. Tôi còn nhận thấy những vết mủ vàng chảy ra từ những nốt mụn đó. Bác sĩ kết luận là do dị ứng sữa trong khi bé đang bú mẹ hoàn toàn. Điều này có bình thường không?’

Tham khảo câu trả lời từ Familyeducation: Có 3 loại bệnh về da trên mặt bé trong vòng một vài tháng đầu đời là: Mụn ở trẻ sơ sinh: Đây là bệnh về da khá phổ biến và thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần tuổi. Bạn có thể quan sát thấy những nốt sưng tấy trên mặt bé, trông giống những cái nhọt. Những nốt mụn này thường xuất hiện trên má, trán và thái dương. Chúng không gây bất kỳ sự đau đớn nào cho bé nhưng thường khiến cha mẹ lo lắng. Không cần thiết phải chữa trị những vết mụn này vì chúng xuất hiện do sự thay đổi hormone sau khi bé chào đời. Do đó, mụn thường tự biến mất trong vòng vài tuần sau đó, nếu được cha mẹ giữ vệ sinh tốt. Bạn cũng không cần phải dùng loại kem hoặc gel bôi đặc biệt cho bé, càng nên tránh những sản phẩm trị mụn dành cho các bé trong độ tuổi dậy thì để bôi vào da cho bé sơ sinh. Tăng tiết bã nhờn: Thường khởi phát khi bé được khoảng 1 tháng tuổi. Khi ấy, bé sẽ xuất hiện những nốt nhọt (thường nhỏ hơn nốt mụn trứng cá), có kèm theo mủ, xuất hiện ở những vùng da có lông và tóc như trên da đầu, lông mày. Những nốt mụn này cũng có xu hướng lan xuống cổ và khuỷu tay. Nguyên nhân không hẳn là bé bị dị ứng sữa hoặc dị ứng thức ăn. Những nốt mụn do tăng tiết bã nhờn có khả năng tự biến mất hoặc được điều trị bằng một loại kem bôi đặc biệt. Bé bị chàm: Dấu hiệu này khá phổ biến, thường khởi phát khi bé được khoảng 1 đến 5 tháng tuổi. Chàm có thể ảnh hưởng đến hai má, trên mặt hoặc các cơ quan khác trên cơ thể của bé. Sự thật là một số bé bị chàm có liên quan trực tiếp đến tình trạng dị ứng sữa nhưng cũng thể khởi phát do da bé bị khô hoặc không có nguyên nhân cụ thể. Một số bé có thể tự thoát khỏi chứng chàm khi lớn hơn nhưng cũng có một số bé phải đối mặt với dấu hiệu khó chịu này trong suốt thời thơ ấu. Chàm có thể được điều trị bằng một loại kem bôi đặc biệt. Theo Mẹ và Bé

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/home/20090702080651525p0c1016/be-bi-noi-mun-tren-mat-co-phai-do-di-ung-sua.htm