BĐVN liên tục đối diện với CĐV quá kích: Tiền lệ xấu do luật không nghiêm

Vài ngày sau khi ban kỷ luật tuyên “trắng án” vụ CĐV Hải Phòng ném đá khủng bố tinh thần đội Sông Lam Nghệ An, đến lượt đội TP.HCM phải chịu cơn mưa vật thể lạ.

Một khi những nhà làm luật không thể đại diện cho công lý và cứ xử vo tròn thì luật chơi ở V-League cứ bị chà đạp lên. Lấy lý do bán độ để ném tất cả xuống sân Khi trận đấu chỉ còn 10 phút nữa kết thúc, hàng trăm khản giả đất cảng hô vang “Bán độ! Bán độ!” ám chỉ đội nhà. Nhưng mục tiêu để những vật thể lạ nhắm tới lại là cầu thủ đội khách và trọng tài (!?) Có một điều gì đó bất ổn chăng. Nhiều cầu thủ của TP.HCM được đưa ra bên ngoài lằn vôi để chăm sóc y tế đều phải hứng chịu những cơn mưa vật thể lạ. Một kiểu khủng bố tinh thần đội khách rất trắng trợn. Ngay sau cơn mưa vật thể lạ ấy thấy rất rõ các cầu thủ TP.HCM nhụt chí hẳn và co cụm lại ở khu vực giữa sân. Điều này ở vòng 21 không ít cầu thủ SLNA cũng rơi vào trạng thái tương tự. Rõ ràng hai vòng đấu qua, sự quá khích của nhóm cổ động viên Hải Phòng đã gây ảnh hưởng rất lớn lên cục diện trận đấu, trong khi BTC và ban kỷ luật lại “buông cương” khiếncác đội đến làm khách tại sân Lạch Tray phải gánh chịu hậu quả lớn. Ban kỷ luật có tiếp tục xử trắng án? Việc trợ lý Huỳnh Quốc Việt bị ném nguyên chiếc điện thoại trúng chân, phải thay bằng trọng tài thứ tư Vũ Bảo Linh khi trận đấu còn chừng 10 phút đã nói lên tất cả những bi hài của giải đấu. Thực tế sự cố trận đấu chiều 26-7 là sự “lờn thuốc” sau hàng loạt sự cố từng xảy ra trên sân Lạch Tray nhưng đã không được xử lý rốt ráo. Điều đáng nói là trợ lý hai Huỳnh Quốc Việt hoàn toàn không mắc một lỗi nào trong thời gian làm việc trên sân cho đến lúc phải thay thế trọng tài thứ tư Vũ Bảo Linh. Đội khách TP.HCM không hề có dấu hiệu câu giờ hay chơi tiều xảo thế nhưng vẫn là mục tiêu của những vật thể lạ tới tấp bay đến. Chiêu “khủng bố tinh thần đội khách” ấy lại được khoát lên một cụm từ mỹ miều nghe rất... vì bóng đá: “Nghi đội nhà bán độ!”. Xét về yếu tố ảnh hưởng chuyên môn trên sân trận Xi Măng Hải Phòng - TP.HCM là rất lớn. Cả cầu thủ đội khách và trợ lý trọng tài đều bị dính “vật thể lạ” ngay trên sân khi thi đấu. Không có lý do gì ban tổ chức không ra tay trước khi để trào lưu “khủng bố đội khách” vượt quá tầm kiểm soát của ban tổ chức. Đến giờ, hơn ai hết những nhà tổ chức và ban kỷ luật là thấy rõ nhất tác hại của việc xử án vo tròn và rất thiếu trách nhiệm của mình. Trọng tài cũng bị ném và không làm nhiệm vụ được phải thay trọng tài. Ảnh: QUANG THẮNG. Luật ta đối chiếu với luật Tây + Khoản 3 Điều 60 của Quy định về kỷ luật của VFF: “...Trước, trong và sau trận đấu, ban tổ chức sân không đảm bảo công tác an ninh để khán giả tấn công quan chức trận đấu, đội khách, đội nhà hoặc cổ động viên, ném vật lạ xuống sân làm ảnh hưởng chuyên môn hoặc gây thương tích cầu thủ, quan chức... thì bị phạt từ 10 triệu đến 50 triệu đồng và chịu phí tổn do việc ấy gây ra. Các trận tiếp theo sẽ được thi đấu trên sân nhà (theo lịch) nhưng cấm khán giả vào xem hoặc phải đến sân trung gian. Nếu CLB tái diễn thì đội bóng có thể bị xử phạt bằng trừ điểm, hoặc chuyển xuống hạng thi đấu thấp hơn. Trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đội khách thì đội nhà bị xử thua 0-3 (nếu đang thua nhiều hơn thì giữ nguyên kết quả)... + Cách đây bốn năm, trong trận cúp C1 giữa Rome và Dinamo Kiev, trọng tài người Thụy Điển bị một cổ động viên Roma ném đồng xu vào trán gây chảy máu trên đường vào đường hầm nghỉ giải lao giữa trận. Hậu quả là Roma bị xử thua 0-3 và những trận sau đó thi đấu không khán giả.

Nguồn PLO: http://www.phapluattp.vn/news/the-thao/view.aspx?news_id=263427