Bật mí 'khiên' bảo vệ tên lửa liên lục địa Topol Nga

Mỗi khi hành quân, triển khai chiến đấu các bệ phóng tên lửa liên lục địa Topol-M sẽ nhận được sự hộ tống từ S-400 và Pantsir-S1.

Theo Bộ Quốc phòng Nga. lực lượng phòng không và lực lượng tên lửa chiến lược nước này vừa có đợt diễn tập hiệp đồng tác chiến chung năm 2016 với sự tham gia của các đơn vị tên lửa mạnh nhất của cả hai bên. Cận cảnh tổ hợp tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga được lệnh sẵn sàng chiến đấu trong đêm. Đi theo bảo vệ nó sẽ là các đơn vị tác chiến đặc biệt và lực lượng phòng không gồm các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 và S-400. Các tổ hợp phòng không này sẽ có nhiệm vụ đánh chặn mọi mối đe dọa trên không đối với bệ phóng Topol-M trong thời gian nó được triển khai. Còn lực lượng tác chiến đặc biệt sẽ bảo vệ vòng ngoài của khu vực Topol-M được triển khai với các đơn vị bộ binh cơ giới hạng nhẹ. Lực lượng này chủ yếu chống lại các đơn vị biệt kích hoặc phá hoại ngầm của đối phương nằm vùng bên trong lãnh thổ Nga. Sự kết hợp giữa Pantsir-S1 và S-400 trong nhiệm vụ bảo vệ Topol-M được đánh giá là khá cân bằng, khi S-400 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa còn Pantsir-S1 là tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm gần. Cả hai đều có khả năng cơ động tốt và có thể được triển khai ở bất kỳ đâu. Bộ đôi này hầu như đều xuất hiện cùng nhau trong mọi hệ thống phòng không của Quân đội Nga điển hình như tại căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại Syria hay trong các đơn vị phòng không trực chiến của nước này. S-400 tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay với khả năng đánh chặn từ các mục tiêu tầm gần cho tới tầm xa, nó có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu cùng một lúc kể cả đó là tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình của đối phương. Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 có tầm bắn hiệu quả lên đến 400km và có thể dễ dàng hạ gục các mục tiêu bay ở độ cao từ 5m đến 30km với các tên lửa đất đối không 40N6 (400km), 48N6 (250km) và 9M96E (40km). Còn Pantsir-S1 cũng là một trong những tổ hợp phòng không đáng nể của Nga hiện tại, vũ khí chính của nó là bộ đôi pháo phòng không 2A38M 30mm cùng với đó là 12 tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E. Pantsir-S1 có tầm bắn hiệu quả lên tới 20km đối với các tên lửa phòng không, trong khi đó với các pháo phòng không chỉ tầm 4km với tốc độ bắn lên đến 2.500 phát/phút. Cận cảnh bệ phóng di động 5P85TE2 của S-400 khi nhìn từ trên cao. Mỗi tổ hợp S-400 được trang bị tiêu chuẩn bệ phóng di động 5P85TE2 mang theo tối đa 12 tên lửa.

Theo Bộ Quốc phòng Nga. lực lượng phòng không và lực lượng tên lửa chiến lược nước này vừa có đợt diễn tập hiệp đồng tác chiến chung năm 2016 với sự tham gia của các đơn vị tên lửa mạnh nhất của cả hai bên.

Cận cảnh tổ hợp tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga được lệnh sẵn sàng chiến đấu trong đêm. Đi theo bảo vệ nó sẽ là các đơn vị tác chiến đặc biệt và lực lượng phòng không gồm các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 và S-400.

Các tổ hợp phòng không này sẽ có nhiệm vụ đánh chặn mọi mối đe dọa trên không đối với bệ phóng Topol-M trong thời gian nó được triển khai.

Còn lực lượng tác chiến đặc biệt sẽ bảo vệ vòng ngoài của khu vực Topol-M được triển khai với các đơn vị bộ binh cơ giới hạng nhẹ. Lực lượng này chủ yếu chống lại các đơn vị biệt kích hoặc phá hoại ngầm của đối phương nằm vùng bên trong lãnh thổ Nga.

Sự kết hợp giữa Pantsir-S1 và S-400 trong nhiệm vụ bảo vệ Topol-M được đánh giá là khá cân bằng, khi S-400 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa còn Pantsir-S1 là tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm gần. Cả hai đều có khả năng cơ động tốt và có thể được triển khai ở bất kỳ đâu.

Bộ đôi này hầu như đều xuất hiện cùng nhau trong mọi hệ thống phòng không của Quân đội Nga điển hình như tại căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại Syria hay trong các đơn vị phòng không trực chiến của nước này.

S-400 tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay với khả năng đánh chặn từ các mục tiêu tầm gần cho tới tầm xa, nó có thể tấn công đồng thời nhiều mục tiêu cùng một lúc kể cả đó là tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình của đối phương.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 có tầm bắn hiệu quả lên đến 400km và có thể dễ dàng hạ gục các mục tiêu bay ở độ cao từ 5m đến 30km với các tên lửa đất đối không 40N6 (400km), 48N6 (250km) và 9M96E (40km).

Còn Pantsir-S1 cũng là một trong những tổ hợp phòng không đáng nể của Nga hiện tại, vũ khí chính của nó là bộ đôi pháo phòng không 2A38M 30mm cùng với đó là 12 tên lửa đất đối không 57E6 hoặc 57E6-E.

Pantsir-S1 có tầm bắn hiệu quả lên tới 20km đối với các tên lửa phòng không, trong khi đó với các pháo phòng không chỉ tầm 4km với tốc độ bắn lên đến 2.500 phát/phút.

Cận cảnh bệ phóng di động 5P85TE2 của S-400 khi nhìn từ trên cao.

Mỗi tổ hợp S-400 được trang bị tiêu chuẩn bệ phóng di động 5P85TE2 mang theo tối đa 12 tên lửa.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/bat-mi-khien-bao-ve-ten-lua-lien-luc-dia-topol-nga-762473.html