Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

Sáng nay (17/3), tại Nghệ An đã diễn ra Hội nghị Tổng kết Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; triển khai chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

Chủ trì Hội nghị có các Đồng chí Trịnh Đình Dũng, UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Cường, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.

Các đồng chí Trịnh Đình Dũng, UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Cường, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An chủ trì Hội nghị

Các đồng chí Trịnh Đình Dũng, UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Cường, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An chủ trì Hội nghị

Theo báo cáo, tính đến cuối 2015, cả nước có 14,062 triệu ha rừng; bao gồm 10,176 triệu ha rừng tự nhiên, 3,886 triệu ha rừng trồng. Độ che phủ rừng tăng nhanh, từ 39,7% (2011) lên 40,84 % (2015), 41,19% (2016).

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh, đạt 6,57%/năm giai đoạn 2013-2016 so với 5,03%/năm giai đoạn 2010-2012, vượt mục tiêu đề án đề ra là 5,5-6,0%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng từ bình quân 2,8 tỷ USD/năm (2006-2010) lên 6,52 tỷ USD/năm (2011-2015); kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, đạt 7,3 tỷ USD, xuất siêu 5,4 tỷ USD.

Ông Trịnh Đình Dũng, UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị

Bình quân hàng năm, cả nước thu được trên 1,2 nghìn tỉ đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng cho trên 5 triệu ha rừng.

Báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại của nghành lâm nghiệp như còn nhiều điểm nóng về phá rừng; đóng góp chưa tương xứng với tiềm năng; nhiều dự án trồng rừng thay thế không thể thực hiện; trồng rừng ven biển gặp nhiều khó khăn.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2020, báo cáo nêu rõ: “Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,5-6,0%/năm; độ che phủ rừng đạt 42%; năng suất rừng trồng 20 m3/ha/năm; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản 8-8,5 tỷ USD; duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng NTM và đảm bảo ANQP”.

Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình 59.599 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương 9.460 tỷ đồng (15,9%); vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương 5.115 tỷ đồng (8,6%); vốn ODA 6.800 tỷ đồng (11,4%); vốn huy động hợp pháp khác 38.224 tỷ đồng (64,1%)

Hội nghị đã nghe báo cáo tham luận của các địa phương Nghệ An, Cà Mau, Gia Lai, Điện Biên...

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị

Kết luận tại Hội Nghị, thay mặt Chính phủ, đồng chí Trịnh Đình Dũng, UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ biểu dương những thành quả ngành Lâm nghiệp đạt được trong thời gia qua. Phó Thủ tướng Đề nghị các ban, ngành, trung ương, đại phương tập trung từng bước tái cấu trúc ngành Nông nghiệp, trong đó có ngành Lâm nghiệp, gắn với xây dựng NTM.

Phó Thủ tướng đề nghị, các bộ, ban, ngành tiếp tục có ý kiến hoàn thiện các thể chế về chính sách bảo vệ phát triển rừng; hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ Phát triển rừng năm 2004.

Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Báo cáo tại Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Văn Dũng

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/bao-ve-va-phat-trien-rung-ben-vung-gan-voi-tai-co-cau-nganh-lam-nghiep-post189359.html