Bão số 1 hoành hành, miền Bắc chìm trong biển nước

Chiều 28/7, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai đã họp bàn các biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 1. Cây đổ la liệt, công viên đóng cửa sau cơn bão số 1/ Hà Nội tan hoang sau cơn bão số 1

Đây là cơn bão được nhận định có cường độ không lớn (mạnh cấp 9) nhưng lượng mưa lớn cùng với gió giật mạnh, cấp 11-13 đã gây ra thiệt hại nặng nền cho sản xuất nông nghiệp và đô thị cũng như hệ thống điện khắp các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng Bắc bộ.

Chiếc xe tải bị lật trên đường Hồ Chí Minh (Ảnh: Việt Hà).

Gần 5000 cây xanh ở Hà Nội bật gốc

Theo ông Trần Quang Hoài, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, hoàn lưu bão số 1 đã gây mưa khá lớn, lượng mưa nhiều vùng đạt 200mm, còn lại phổ biến là 100m, vùng mưa nhiều nhất là Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định. Nhiều hồ chứa thủy lợi đã đạt 100% dung tích, trong đó, Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Ninh có số lượng hồ chứa đầy nước nhiều nhất, còn 4 hồ chứa thủy điện lượng nước vẫn thấp.

Thống kê đến cuối ngày 28/7, bão số 1 và hoàn lưu của bão số 1 đã làm thiệt mạng 2 người (1 người ở Hà Nội và 1 người ở Hưng Yên), mất tích 1 người ở Thanh Hóa, và 10 người bị thương (Hà Nội 5 người, Nam Định 3 người và Thái Bình 2 người); 12 tàu bị chìm (7 tàu ở Nam Định, Hải phòng 3 tàu và Thanh Hóa 2 tàu).

Hơn 130ha diện tích nuôi trồng thủy sản của Nam Định bị hư hỏng; 1.425 nhà ở bị sập, tốc mái, hư hỏng, trong đó phần lớn ở Hà Nam và Hà Nội.

Mưa lớn đã làm 196.200 ha diện tích lúa bị ngập úng: Hà Nam 18.000 ha, Thái Bình 50.000ha, Nam Định 78.000ha…. Diện tích rau màu bị hư hại 20.794 ha, trong đó cáo Thái Bình, Nam Định nhiều nhất, mỗi tỉnh có khoảng 8.000ha.

Cơn bão số 1 cũng đã làm hệ thống điện bị hư hại nghiêm trọng, mất điện trên diện rộng, từ Nam Hải Phòng, Thái Bình và toàn bộ tỉnh Nam Định và một phần lớn của tỉnh Ninh Bình.

Xe tải bị lật trên đường Hồ Chí Minh. (Ảnh: Việt Hà)

Đặc biệt tại Nam Định, có 1.900 cột điện trung thế và 13.000 cột điện hạ thế bị gãy. Đến tối 28/7, toàn tỉnh Nam Định vẫn gần như tê liệt về điện, mới khắc phục được 45 tuyến/hơn 200 tuyến.

Tại Hà Nội, có khoảng 5.000 cây xanh bị gãy, đổ, nhiều tuyến phố của TP Nam Định cây xanh bị gãy đổ hoàn toàn, trong đó rất nhiều cây cổ thụ lớn cũng bị quật gẫy.

Theo ông Trần Quang Hoài: “Bão số 1 dù không lớn lắm, nhưng hình thành ngay trên Biển Đông và đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, TP khu vực Đồng bằng Bắc bộ về cơ sở vật chất, sản xuất nông nghiệp. Với mức độ bão như thế này đã gây thiệt hại lớn như vậy, chúng ta cần xem xét lại công tác phòng chống thiên tai”.

Hơn 5.000 cây xanh ở Hà Nội đã "gục ngã" trong cơn bão

Dự báo bão sát với thực tế

Tại buổi họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho rằng, khu vực đổ bộ của cơn bão thấp hơn về phía Nam so với nhận định ban đầu. Trước đó, chiều ngày 26-7, tại cuộc họp trực tuyến BCĐ Trung ương đã đưa nhận định, thời điểm đó là 70% đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam-Hải Phòng, 30% vào đồng bằng Băc bộ.

“Đêm 26-7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, khu vực đổ bộ 70% là vào Đồng bằng Bắc bộ, 30% vào Quảng Ninh-Hải Phòng, khoảng 22h tối đã phát đi bản tin này. Sáng hôm sau, tại cuộc họp cũng đã nhận định theo phương án này. Thời gian cảnh báo đã đạt ít nhất 12 tiếng trước khi bão đổ bộ, thời gian đổ bộ cũng vào tối và đêm 28-7”, ông Cường cho biết .

Ngành điện lực cho rằng, cột điện đổ la liệt trong bão số 1 là do công tác dự báo chưa chính xác

Đáng lo ngại, đang có dấu hiệu hình thành một vùng áp thấp ở khơi xa Philippines, 80% sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong ngày 29-7, sau đó mạnh lên thành bão trong ngày kế tiếp.

“70% cơn bão này đi qua Luzon vào biển Đông, trở thành cơn bão số 2 trong vùng Biển Đông hoạt động trong năm 2016”, ông Cường nhận định.

Bão không lớn nhưng thiệt hại rất lớn

Theo ông Trần Quang Hoài, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, hoàn lưu bão số 1 đã gây mưa khá lớn, lượng mưa nhiều vùng đạt 200mm, còn lại phổ biến là 100m, vùng mưa nhiều nhất là Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định. Nhiều hồ chứa thủy lợi đã đạt 100% dung tích, trong đó, Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Ninh có số lượng hồ chứa đầy nước nhiều nhất, còn 4 hồ chứa thủy điện lượng nước vẫn thấp.

Thống kê đến cuối ngày 28/7, bão số 1 và hoàn lưu của bão số 1 đã làm thiệt mạng 2 người (1 người ở Hà Nội và 1 người ở Hưng Yên), mất tích 1 người ở Thanh Hóa, và 10 người bị thương (Hà Nội 5 người, Nam Định 3 người và Thái Bình 2 người); 12 tàu bị chìm (7 tàu ở Nam Định, Hải phòng 3 tàu và Thanh Hóa 2 tàu). Hơn 130ha diện tích nuôi trồng thủy sản của Nam Định bị hư hỏng; 1.425 nhà ở bị sập, tốc mái, hư hỏng, trong đó phần lớn ở Hà Nam và Hà Nội. Mưa lớn đã làm 196.200 ha diện tích lúa bị ngập úng: Hà Nam 18.000 ha, Thái Bình 50.000ha, Nam Định 78.000ha…. Diện tích rau màu bị hư hại 20.794 ha, trong đó cáo Thái Bình, Nam Định nhiều nhất, mỗi tỉnh có khoảng 8.000ha.

Cơn bão số 1 cũng đã làm hệ thống điện bị hư hại nghiêm trọng, mất điện trên diện rộng, từ Nam Hải Phòng, Thái Bình và toàn bộ tỉnh Nam Định và một phần lớn của tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt tại Nam Định, có 1.900 cột điện trung thế và 13.000 cột điện hạ thế bị gãy. Đến tối 28/7, toàn tỉnh Nam Định vẫn gần như tê liệt về điện, mới khắc phục được 45 tuyến/hơn 200 tuyến. Tại Hà Nội, có khoảng 5.000 cây xanh bị gãy, đổ, nhiều tuyến phố của TP Nam Định cây xanh bị gãy đổ hoàn toàn, trong đó rất nhiều cây cổ thụ lớn cũng bị quật gẫy. Theo ông Trần Quang Hoài: “Bão số 1 dù không lớn lắm, nhưng hình thành ngay trên Biển Đông và đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, TP khu vực Đồng bằng Bắc bộ về cơ sở vật chất, sản xuất nông nghiệp. Với mức độ bão như thế này đã gây thiệt hại lớn như vậy, chúng ta cần xem xét lại công tác phòng chống thiên tai”.

Dự báo bão sát với thực tế

Tại buổi họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định: “Năm nay, Việt Nam gặp phải năm diễn biến bão muộn, khả năng cao là dồn dập trong thời gian tới. Chúng ta đang chứng kiến kỷ lục ở Thái Bình Dương 120 ngày không có bão dù đang mùa bão”. Nhận xét về hướng đi của cơn bão số 1, ông Hoàng Đức Cường cho rằng, khu vực đổ bộ của cơn bão thấp hơn về phía Nam so với nhận định ban đầu. Trước đó, chiều ngày 26-7, tại cuộc họp trực tuyến BCĐ Trung ương đã đưa nhận định, thời điểm đó là 70% đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam-Hải Phòng, 30% vào đồng bằng Băc bộ. “Đêm 26-7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, khu vực đổ bộ 70% là vào Đồng bằng Bắc bộ, 30% vào Quảng Ninh-Hải Phòng, khoảng 22h tối đã phát đi bản tin này. Sáng hôm sau, tại cuộc họp cũng đã nhận định theo phương án này. Thời gian cảnh báo đã đạt ít nhất 12 tiếng trước khi bão đổ bộ, thời gian đổ bộ cũng vào tối và đêm 28-7”, ông Cường cho biết .

Đáng lo ngại, đang có dấu hiệu hình thành một vùng áp thấp ở khơi xa Philippines, 80% sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong ngày 29-7, sau đó mạnh lên thành bão trong ngày kế tiếp. “70% cơn bão này đi qua Luzon vào biển Đông, trở thành cơn bão số 2 trong vùng Biển Đông hoạt động trong năm 2016”, ông Cường nhận định. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai khẳng định, qua cơn bão số 1 cho thấy sự dị biệt về thời tiết. “Cơn bão hình thành ở biển Đông gần, nhưng vào bờ lại rất luẩn quẩn, thời gian bão hoạt động trên đất liền dài và kèm theo mưa. Cấp giật không lớn, nhưng kèm theo mưa và bão kéo dài nên cây cổ thụ gãy, bật gốc hàng loạt. Dù hậu quả về người đã được giảm tối thiểu, nhưng thiệt hại về nông nghiệp rất nặng nề. Cơn bão xảy ra đi vào vùng lúa vừa gieo cấy xong, lượng mưa lớn trên phổ rộng, nên cả cây lúa và rau màu đều bị ngập. Dọc tuyến sông Hồng từ Vũ Thư, Thái Bình đến Văng Giang, Hưng Yên trọng điểm về cây ăn quả như chuối, nhãn…”, Bộ trưởng bộ NN&PTNT cho biết. Đánh giá về công tác dự báo về cơn bão số 1, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, qua theo dõi việc dự báo bão số 1 của ngành khí tượng đưa ra khá sát và sớm. Đại diện Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng cho rằng, việc dự báo số 1 sớm, và chính xác, cập nhật theo từng giờ đã giúp cho Ban chỉ đạo cũng như địa phương ứng phó kịp thời, hạn chế thiệt hại.

Ông Nguyễn Xuân Cường đề nghị Bộ công Thương bằng mọi giải pháp tập trung sớm khác phục điện lưới ở mức cao nhất. Ngành nông nghiệp phải tập trung cứu lúa và hoa màu, khẩn trương dồn sức bơm tát chống úng, theo dõi tình hình áp thấp nhiệt đới mới cũng như hoàn lưu gây mưa của bão số 1, chuẩn bị kỹ các phương án phòng chống.

Bão không lớn nhưng thiệt hại rất lớn

Theo ông Trần Quang Hoài, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, hoàn lưu bão số 1 đã gây mưa khá lớn, lượng mưa nhiều vùng đạt 200mm, còn lại phổ biến là 100m, vùng mưa nhiều nhất là Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định. Nhiều hồ chứa thủy lợi đã đạt 100% dung tích, trong đó, Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Ninh có số lượng hồ chứa đầy nước nhiều nhất, còn 4 hồ chứa thủy điện lượng nước vẫn thấp.

Thống kê đến cuối ngày 28/7, bão số 1 và hoàn lưu của bão số 1 đã làm thiệt mạng 2 người (1 người ở Hà Nội và 1 người ở Hưng Yên), mất tích 1 người ở Thanh Hóa, và 10 người bị thương (Hà Nội 5 người, Nam Định 3 người và Thái Bình 2 người); 12 tàu bị chìm (7 tàu ở Nam Định, Hải phòng 3 tàu và Thanh Hóa 2 tàu). Hơn 130ha diện tích nuôi trồng thủy sản của Nam Định bị hư hỏng; 1.425 nhà ở bị sập, tốc mái, hư hỏng, trong đó phần lớn ở Hà Nam và Hà Nội. Mưa lớn đã làm 196.200 ha diện tích lúa bị ngập úng: Hà Nam 18.000 ha, Thái Bình 50.000ha, Nam Định 78.000ha…. Diện tích rau màu bị hư hại 20.794 ha, trong đó cáo Thái Bình, Nam Định nhiều nhất, mỗi tỉnh có khoảng 8.000ha.

Cơn bão số 1 cũng đã làm hệ thống điện bị hư hại nghiêm trọng, mất điện trên diện rộng, từ Nam Hải Phòng, Thái Bình và toàn bộ tỉnh Nam Định và một phần lớn của tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt tại Nam Định, có 1.900 cột điện trung thế và 13.000 cột điện hạ thế bị gãy. Đến tối 28/7, toàn tỉnh Nam Định vẫn gần như tê liệt về điện, mới khắc phục được 45 tuyến/hơn 200 tuyến. Tại Hà Nội, có khoảng 5.000 cây xanh bị gãy, đổ, nhiều tuyến phố của TP Nam Định cây xanh bị gãy đổ hoàn toàn, trong đó rất nhiều cây cổ thụ lớn cũng bị quật gẫy. Theo ông Trần Quang Hoài: “Bão số 1 dù không lớn lắm, nhưng hình thành ngay trên Biển Đông và đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, TP khu vực Đồng bằng Bắc bộ về cơ sở vật chất, sản xuất nông nghiệp. Với mức độ bão như thế này đã gây thiệt hại lớn như vậy, chúng ta cần xem xét lại công tác phòng chống thiên tai”.

Dự báo bão sát với thực tế

Tại buổi họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định: “Năm nay, Việt Nam gặp phải năm diễn biến bão muộn, khả năng cao là dồn dập trong thời gian tới. Chúng ta đang chứng kiến kỷ lục ở Thái Bình Dương 120 ngày không có bão dù đang mùa bão”. Nhận xét về hướng đi của cơn bão số 1, ông Hoàng Đức Cường cho rằng, khu vực đổ bộ của cơn bão thấp hơn về phía Nam so với nhận định ban đầu. Trước đó, chiều ngày 26-7, tại cuộc họp trực tuyến BCĐ Trung ương đã đưa nhận định, thời điểm đó là 70% đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam-Hải Phòng, 30% vào đồng bằng Băc bộ. “Đêm 26-7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, khu vực đổ bộ 70% là vào Đồng bằng Bắc bộ, 30% vào Quảng Ninh-Hải Phòng, khoảng 22h tối đã phát đi bản tin này. Sáng hôm sau, tại cuộc họp cũng đã nhận định theo phương án này. Thời gian cảnh báo đã đạt ít nhất 12 tiếng trước khi bão đổ bộ, thời gian đổ bộ cũng vào tối và đêm 28-7”, ông Cường cho biết .

Đáng lo ngại, đang có dấu hiệu hình thành một vùng áp thấp ở khơi xa Philippines, 80% sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong ngày 29-7, sau đó mạnh lên thành bão trong ngày kế tiếp. “70% cơn bão này đi qua Luzon vào biển Đông, trở thành cơn bão số 2 trong vùng Biển Đông hoạt động trong năm 2016”, ông Cường nhận định. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai khẳng định, qua cơn bão số 1 cho thấy sự dị biệt về thời tiết. “Cơn bão hình thành ở biển Đông gần, nhưng vào bờ lại rất luẩn quẩn, thời gian bão hoạt động trên đất liền dài và kèm theo mưa. Cấp giật không lớn, nhưng kèm theo mưa và bão kéo dài nên cây cổ thụ gãy, bật gốc hàng loạt. Dù hậu quả về người đã được giảm tối thiểu, nhưng thiệt hại về nông nghiệp rất nặng nề. Cơn bão xảy ra đi vào vùng lúa vừa gieo cấy xong, lượng mưa lớn trên phổ rộng, nên cả cây lúa và rau màu đều bị ngập. Dọc tuyến sông Hồng từ Vũ Thư, Thái Bình đến Văng Giang, Hưng Yên trọng điểm về cây ăn quả như chuối, nhãn…”, Bộ trưởng bộ NN&PTNT cho biết. Đánh giá về công tác dự báo về cơn bão số 1, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, qua theo dõi việc dự báo bão số 1 của ngành khí tượng đưa ra khá sát và sớm. Đại diện Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng cho rằng, việc dự báo số 1 sớm, và chính xác, cập nhật theo từng giờ đã giúp cho Ban chỉ đạo cũng như địa phương ứng phó kịp thời, hạn chế thiệt hại.

Ông Nguyễn Xuân Cường đề nghị Bộ công Thương bằng mọi giải pháp tập trung sớm khác phục điện lưới ở mức cao nhất. Ngành nông nghiệp phải tập trung cứu lúa và hoa màu, khẩn trương dồn sức bơm tát chống úng, theo dõi tình hình áp thấp nhiệt đới mới cũng như hoàn lưu gây mưa của bão số 1, chuẩn bị kỹ các phương án phòng chống.

Bão không lớn nhưng thiệt hại rất lớn

Theo ông Trần Quang Hoài, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, hoàn lưu bão số 1 đã gây mưa khá lớn, lượng mưa nhiều vùng đạt 200mm, còn lại phổ biến là 100m, vùng mưa nhiều nhất là Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định. Nhiều hồ chứa thủy lợi đã đạt 100% dung tích, trong đó, Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Ninh có số lượng hồ chứa đầy nước nhiều nhất, còn 4 hồ chứa thủy điện lượng nước vẫn thấp.

Thống kê đến cuối ngày 28/7, bão số 1 và hoàn lưu của bão số 1 đã làm thiệt mạng 2 người (1 người ở Hà Nội và 1 người ở Hưng Yên), mất tích 1 người ở Thanh Hóa, và 10 người bị thương (Hà Nội 5 người, Nam Định 3 người và Thái Bình 2 người); 12 tàu bị chìm (7 tàu ở Nam Định, Hải phòng 3 tàu và Thanh Hóa 2 tàu). Hơn 130ha diện tích nuôi trồng thủy sản của Nam Định bị hư hỏng; 1.425 nhà ở bị sập, tốc mái, hư hỏng, trong đó phần lớn ở Hà Nam và Hà Nội. Mưa lớn đã làm 196.200 ha diện tích lúa bị ngập úng: Hà Nam 18.000 ha, Thái Bình 50.000ha, Nam Định 78.000ha…. Diện tích rau màu bị hư hại 20.794 ha, trong đó cáo Thái Bình, Nam Định nhiều nhất, mỗi tỉnh có khoảng 8.000ha.

Cơn bão số 1 cũng đã làm hệ thống điện bị hư hại nghiêm trọng, mất điện trên diện rộng, từ Nam Hải Phòng, Thái Bình và toàn bộ tỉnh Nam Định và một phần lớn của tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt tại Nam Định, có 1.900 cột điện trung thế và 13.000 cột điện hạ thế bị gãy. Đến tối 28/7, toàn tỉnh Nam Định vẫn gần như tê liệt về điện, mới khắc phục được 45 tuyến/hơn 200 tuyến. Tại Hà Nội, có khoảng 5.000 cây xanh bị gãy, đổ, nhiều tuyến phố của TP Nam Định cây xanh bị gãy đổ hoàn toàn, trong đó rất nhiều cây cổ thụ lớn cũng bị quật gẫy. Theo ông Trần Quang Hoài: “Bão số 1 dù không lớn lắm, nhưng hình thành ngay trên Biển Đông và đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, TP khu vực Đồng bằng Bắc bộ về cơ sở vật chất, sản xuất nông nghiệp. Với mức độ bão như thế này đã gây thiệt hại lớn như vậy, chúng ta cần xem xét lại công tác phòng chống thiên tai”.

Dự báo bão sát với thực tế

Tại buổi họp, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định: “Năm nay, Việt Nam gặp phải năm diễn biến bão muộn, khả năng cao là dồn dập trong thời gian tới. Chúng ta đang chứng kiến kỷ lục ở Thái Bình Dương 120 ngày không có bão dù đang mùa bão”. Nhận xét về hướng đi của cơn bão số 1, ông Hoàng Đức Cường cho rằng, khu vực đổ bộ của cơn bão thấp hơn về phía Nam so với nhận định ban đầu. Trước đó, chiều ngày 26-7, tại cuộc họp trực tuyến BCĐ Trung ương đã đưa nhận định, thời điểm đó là 70% đổ bộ vào tỉnh Quảng Nam-Hải Phòng, 30% vào đồng bằng Băc bộ. “Đêm 26-7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định, khu vực đổ bộ 70% là vào Đồng bằng Bắc bộ, 30% vào Quảng Ninh-Hải Phòng, khoảng 22h tối đã phát đi bản tin này. Sáng hôm sau, tại cuộc họp cũng đã nhận định theo phương án này. Thời gian cảnh báo đã đạt ít nhất 12 tiếng trước khi bão đổ bộ, thời gian đổ bộ cũng vào tối và đêm 28-7”, ông Cường cho biết .

Đáng lo ngại, đang có dấu hiệu hình thành một vùng áp thấp ở khơi xa Philippines, 80% sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong ngày 29-7, sau đó mạnh lên thành bão trong ngày kế tiếp. “70% cơn bão này đi qua Luzon vào biển Đông, trở thành cơn bão số 2 trong vùng Biển Đông hoạt động trong năm 2016”, ông Cường nhận định. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai khẳng định, qua cơn bão số 1 cho thấy sự dị biệt về thời tiết. “Cơn bão hình thành ở biển Đông gần, nhưng vào bờ lại rất luẩn quẩn, thời gian bão hoạt động trên đất liền dài và kèm theo mưa. Cấp giật không lớn, nhưng kèm theo mưa và bão kéo dài nên cây cổ thụ gãy, bật gốc hàng loạt. Dù hậu quả về người đã được giảm tối thiểu, nhưng thiệt hại về nông nghiệp rất nặng nề. Cơn bão xảy ra đi vào vùng lúa vừa gieo cấy xong, lượng mưa lớn trên phổ rộng, nên cả cây lúa và rau màu đều bị ngập. Dọc tuyến sông Hồng từ Vũ Thư, Thái Bình đến Văng Giang, Hưng Yên trọng điểm về cây ăn quả như chuối, nhãn…”, Bộ trưởng bộ NN&PTNT cho biết. Đánh giá về công tác dự báo về cơn bão số 1, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, qua theo dõi việc dự báo bão số 1 của ngành khí tượng đưa ra khá sát và sớm. Đại diện Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng cho rằng, việc dự báo số 1 sớm, và chính xác, cập nhật theo từng giờ đã giúp cho Ban chỉ đạo cũng như địa phương ứng phó kịp thời, hạn chế thiệt hại.

Ông Nguyễn Xuân Cường đề nghị Bộ công Thương bằng mọi giải pháp tập trung sớm khác phục điện lưới ở mức cao nhất. Ngành nông nghiệp phải tập trung cứu lúa và hoa màu, khẩn trương dồn sức bơm tát chống úng, theo dõi tình hình áp thấp nhiệt đới mới cũng như hoàn lưu gây mưa của bão số 1, chuẩn bị kỹ các phương án phòng chống.

Ngọc Yến

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/doi-song/bao-so-1-hoanh-hanh-mien-bac-chim-trong-bien-nuoc-402066/