Báo Mỹ: Không quân Trung Quốc như kẻ béo phì chậm chạp

Báo National Interest cho rằng không quân Trung Quốcchẳng khác gì kẻ béo phì chậm chạp.

Không quân Trung Quốc bị chê như kẻ béo phì chậm chạp

Yếu do bao cấp ?

Theo nhận định của National Interest, không quân Trung Quốc không khác gì "kẻ béo phì chậm chạp", kém cỏi năng lực so với khả năng vốn có.

Theo dự báo, không quân Trung Quốc lớn thứ 3 thế giới, và có thể vượt qua Mỹ trong 15 năm nữa, nhưng thực tế Trung Quốc không chỉ cần nhiều máy bay hơn mà còn phải cần tới nhiều nhân lực, đặc biệt là phi công giỏi để xử lý tính huống.

Theo Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation, tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận có mối quan hệ hợp tác với Không quân Mỹ (UAF), chiến thuật lẫn giáo trình huấn luyện của PLAF hiện rất lạc hậu, làm giảm tính sáng tạo của binh lính, chính PLAF cũng nhận thấy rõ điều này và hiện đang có kế hoạch thay đổi để rút ngắn khoảng cách với UAF.

Nhìn lại quá khứ, PLAF không thể đọ sức với không quân Mỹ được, bởi trong 1/4 thế kỷ trở lại đây, Trung Quốc chưa hề làm được gì để cải thiện sức mạnh cho PLAF, trong khi đó UAF lại tham chiến khắp mọi nơi. Ví dụ trong Thế chiến II, khi 14 triệu người Trung Quốc bị thiệt mạng trong cuộc chiến xâm lược của phát xít Nhật thì Trung Quốc vẫn định hình chiến lược là phát triển bộ binh quy mô lớn. Sang tới thời kỳ Chiến tranh lạnh, Bắc Kinh lại cho rằng mối nguy cơ từ Liên Xô là rất lớn nên vẫn duy trì bộ binh là lực lượng nòng cốt.

Chiến đấu cơ tàng hình J-31 của TQ trình diễn tại triển lãm Airshow China 2014

Tuy nhiên, theo RAND Corporation, do cấu trúc tập trung quyền lực từ trên xuống của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn không thay đổi nên nó trở thành rào cản vô hình đối với năng lực của phi công. " Điều này thể hiện khá rõ trong các giáo trình huấn luyện của phi công chiến đấu. Nó chỉ đúng khi huấn luyện, còn khi không chiến lại trở nên lạc hậu, nhất là các trận đánh trực diện với đối phương. Khả năng đưa ra quyết định tức thì vẫn còn khá mới mẻ với phi công Trung Quốc, nhiều phi công đã quen nhận lệnh từ chỉ huy chứ bản thân hầu như thụ động hoàn toàn", báo cáo của RAND Corporation nhấn mạnh.

Ví dụ, máy bay quan trọng nhất trong đội hình chiến đấu là máy bay chỉ huy. Để đảm nhận chức năng nay, máy bay chỉ huy phải đi đầu đội hình, do phi công kinh nghiệm nhất phi đội đảm nhận dẫn đường, và chỉ huy đội hình, kể cả khi chiến đấu lẫn diễn tập.

RAND Corporation đã trích dẫn nguồn tin đăng trên tờ Kongjun Bao của Trung Quốc cho hay, các phi công chỉ huy Trung Quốc thường thiếu các kỹ năng chiến thuật và đôi khi lại tự ý thay đổi kế hoạch bay mà không có sự chỉ đạo ở dưới mặt đất. Thậm chí, tình hình xấu thêm bởi họ phải lệ thuộc hoàn toàn vào mệnh lệnh từ mặt đất chứ không tư duy chiến thuật dựa trên thực tế. “Có rất nhiều tác nhân bất lợi phi công Trung Quốc thường phải đối mặt cả trong huấn luyện lẫn chiến đấu, không có sự phối hợp đồng bộ. Mệnh lệnh chỉ huy từ mặt đất thường không theo kịp với tình huống phức tạp trên không hoặc ngược lại, cuối cùng làm giảm tinh thần lẫn tính sáng kiến của phi công”, tờ Kongjun Bao kết luận.

Phi công tiêm kích J-15 của Trung Quốc

Kế hoạch cải tổ của PLAF

Để đối phó với bên ngoài, từ đầu thập niên 80, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cải cách quân sự lớn nhằm tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và biển Hoa Đông với mục tiêu đối phó với hải quân và không quân của Mỹ, tránh không cho cuộc chiến diễn ra trên đất liền. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc bắt đầu " giảm biên" bộ binh và tăng đầu tư cho không quân, hải quân và cân nhắc lại cách chiến đấu trong những điều đa dạng và bất lợi.

Theo báo cáo chi tiết của RAND Corporation, gần đây không quân Trung Quốc đã có thay đổi đáng kể trong chính sách huấn luyện. Theo đó, phi công sẽ được phép lên kế hoạch cho từng chuyến bay của mình theo kiểu " tự chủ hoàn toàn, bắt đầu từ việc khởi động động cơ cho đến việc thay đổi hướng bay lẫn chiến thuật trên không để đảm bảo hiệu quả cao nhất".

Tiêm kích J-15 rơi vỡ nát khi luyện tập, phi công tử nạn hồi cuối tháng 7/2016

Chưa hết, để tăng khả năng thích nghi với nhiều loại chiến trường, phi công Trung Quốc còn phải "luân chuyển" tới nhiều căn cứ khác nhau. Ngoài ra, trong các bài tập chiến đấu mô phỏng, sĩ quan chỉ huy yêu cầu hạn chế lượng thông tin chia sẻ giữa các phi đội với nhau.

Để kết thúc bài viết, National Interest cho rằng dù phi công của PLAF có tốt hơn thì cũng không đảo ngược được tình thế bởi kinh nghiệm "chiến trường" của phi công PLAF còn thua kém xa so với Không quân Mỹ.

Lợi thế không quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương so với Mỹ là 3:1 ?

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của RAND Corporation công bố năm 2008, Trung Quốc lại tiên đoán một cuộc xung đột tiềm năng với Mỹ sẽ xảy ra ở vùng Tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc tự xem là chiếm ưu thế về số lượng không quân, nhất là khi có thêm Đài Loan, tỷ lệ này sẽ là 3:1 nghiêng về phía Trung Quốc. Chưa hết cơ hội đối với UAF còn tệ hơn nữa nếu Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ không quân gần Mỹ như Kadena ở Nhật để tấn công tên lửa đạn đạo.

Khắc Nam (Theo National Interest)

Nguồn Giao Thông: http://www.baogiaothong.vn/bao-my-khong-quan-trung-quoc-nhu-ke-beo-phi-cham-chap-d172412.html