Báo động đỏ mức độ ô nhiễm không khí ở châu Phi

Không chỉ là các vấn đề về nguồn nước sinh hoạt, người dân Châu Phi đang phải nỗ lực từng ngày chống chọi với ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm ở mức báo động đỏ

Ô nhiễm không khí ở các quốc gia châu Phi xuất phát từ sự gia tăng dân số, các ngành công nghiệp mọc lên và việc sử dụng khí đốt từ các hộ gia đình. Nguồn năng lượng chính ở các nước châu Phi là gỗ. 70% năng lượng được tạo ra bằng cách đốt than đá và gỗ, kết quả là phá rừng, xói mòn đất, ô nhiễm không khí và gây mất cân bằng sinh thái.

Giao thông căng thẳng tại thủ đô Kenyan, Nairobi

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), lên tới 712.000 người thiệt mạng và 364 tỷ pound tổn thất vì ô nhiễm không khí tại châu Phi.

Không chỉ vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và vấn nạn trẻ em suy dinh dưỡng cũng thách thức cuộc sống của người dân châu Phi .

Trong khi ô nhiễm không khí đã giết chết 712.000 người mỗi năm thì 542.000 người chết vì ô nhiễm nước, 275 nguời chết vì suy dinh dưỡng và 391 người chết vì vệ sinh không đảm bảo.

Các thảm họa môi trường liên tục tăng bởi lợi nhuận con người trong việc công nghiệp hóa. Ô nhiễm không khí từ giao thông, năng lượng và các khu công nghiệp liên tục ở mức báo động, đặc biệt là các nước phát triển nhanh như Ai Cập, Nam Phi, Ethiopia và Nigeria.

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ người chết vì ô nhiễm không khí tăng lên 36% từ năm 1990 đến năm 2013. Trong cùng một quý, tỷ lệ người chết trong các hộ gia đình do ô nhiễm không khí liên tục tăng (khoảng 18%).

Toàn châu Phi, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường trong năm 2013 ước tính khoảng 215 tỷ đô la một năm đối với ô nhiễm không khí ngoài trời và 232 tỷ đô la đối với ô nhiễm không khí từ các hộ gia đình.

Gian nan tìm giải pháp tức thời

Nhà nghiên cứu Rana Roy quan tâm đến ô nhiễm không khí tràn lan tại châu Phi. Việc sử dụng xe hơi và xe tải được nhập khẩu từ các nước giàu làm tăng thêm khả năng ô nhiễm đô thị.

Ô nhiễm từ việc đốt nguyên liệu

Các chi phí ô nhiễm không khí tại châu Phi liên tục tăng ngay cả khi ngành công nghiệp phát triển chậm. Thách thức về ô nhiễm không khí sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu chính phủ không có các định hướng hay công nghệ mới giải quyết tình hình này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nguồn gốc của vấn đề này và ảnh hưởng của nó đến châu Phi.

Luân Đôn và Lagos liên tục đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí mà nguyên nhân chính là lượng hydrocarbon từ vận tải. Ô nhiễm ở châu Phi không hoàn toàn như vậy. Nguyên nhân này còn bắt nguồn từ việc đốt rác thải, sử dụng khí đốt nấu ăn tại các hộ gia đình và máy đốt nhiên liệu.

Ngay cả Trung Quốc cũng chịu mức độ cảnh báo đỏ về ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, vấn đề của châu Phi không chỉ dừng lại ở ô nhiễm không khí, thách thức về nguồn nước và trẻ em suy dinh dưỡng cũng là trở ngại lớn.

Henri-Bernard Solignac-Lecomte, giám sát các khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại OECD cho hay: “Ô nhiễm không khí đe dọa sinh mạng con người và bất ổn kinh tế. Chính phủ cần phải có hành động cụ thể để thay đôi cơ cấu đô thị. Việc lựa chọn đầu tư sẽ có ảnh hưởng lâu dài kéo dài hàng thập kỷ tới cơ sở vật chất khu đô thị và chất lượng cuộc sống khu dân cư.”

Cũng cần thiết để có giải pháp cải thiện việc cung cấp điện, sử dụng công nghệ sạch như năng lượng mặt trời nhằm giảm sức ép kinh tế cho các hộ dân nghèo đồng thời hạn chế khói từ việc sử dụng khí đốt.

Đối với việc ô nhiễm ngoài trời, châu Phi nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước công nghiệp hóa ví dụ như hệ thống giao thông công cộng mà Rabat hay Addis-Ababa đã làm.

Roy cũng cảnh báo các thiệt hại kinh tế và con người có thể lên mức báo động nếu không có các chính sách mạnh tay liên quan đến đô thị hóa châu Phi.

(Theo the guardian)

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/bao-dong-do-muc-do-o-nhiem-khong-khi-o-chau-phi-215748.html