Báo Canada: Trung Quốc đang muốn biến châu Á thành biển lửa?

(<strong>Quốc phòng</strong>) - <strong>Tác giả Jonathan Manthorpe trên tờ Postmedia News của Canada đã phân tích về nguy cơ về một cuộc chiến tranh ở biển Đông và biển Hoa Đông đang gần hơn bao giờ hết và người châm ngòi không ai hết là...</strong>

Một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á trong thập kỷ qua chủ yếu nhằm mua vũ khí phục vụ cho Hải quân có nghĩa là bất kỳ tính toán sai lầm chính trị nào trong các vụ tranh chấp lãnh hải ở khu vực này có thể nhanh chóng dẫn đến chiến tranh…

Bắc Kinh muốn phát triển và xây dựng lực lượng hải quân hiện đại trong những năm gần đây để mở rộng sự bành trướng với bất kỳ vùng lãnh thổ nào mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Cuộc chạy đua vũ trang này là một phản ứng của chính phủ các nước châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam Á để đối phó các mục tiêu của Trung Quốc khi Bắc Kinh tìm cách để đảm bảo an ninh hàng hải riêng của mình và khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp bằng cách xây dựng một lực lượng hiện đại Hải quân hùng mạnh.

Cuộc đối đầu trên biển trong những tháng gần đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông cho đến nay chỉ liên quan đến giám sát hàng hải, bảo vệ nghề cá và các tàu bảo vệ bờ biển.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử tại Nhật Bản cách đây ít lâu đã tạo ra một chính phủ liên minh do Đảng Dân chủ Tự do, lãnh đạo bởi Shinzo Abe, một nhân vật diều hâu rất cứng rắn với các hành động khiêu khích của Trung Quốc có thể khiến tình hình thay đổi.

Ông Abe cam kết sẽ cố gắng sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản để ra đời hiến pháp mới cho phép nước này tiến hành chiến tranh để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cùng như tăng cường hơn bao giờ hết sức mạnh của quân đội.

Đã từ lâu, Nhật Bản luôn được đánh giá là có một lực lượng hải quân mạnh mẽ nhất ở châu Á, mặc dù Bắc Kinh đã đầu tư lớn cho hải quân Trung Quốc trong những thập kỉ gần đây.

Đã từ lâu, Nhật Bản luôn được đánh giá là có một lực lượng hải quân mạnh mẽ nhất ở châu Á, cho dù Bắc Kinh đã đầu tư lớn cho hải quân Trung Quốc trong thập kỉ gần đây.

Thủ tướng Abe cũng đã đề xuất trong chiến dịch tranh cử ông sẽ triển khai quân đội và tàu chiến đến quần đảo Senkaku. Hành động này của ông thể hiện sự cứng rắn trong quan điểm của mình đáp lại hành động của Bắc Kinh muốn phát triển và xây dựng lực lượng hải quân hiện đại trong những năm gần đây để mở rộng sự bành trướng với bất kỳ vùng lãnh thổ nào mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Nhưng dù thế nào đi nữa mục đích cuối cùng của Bắc Kinh là nhằm ngăn chặn hoặc đánh bại quân đội Hoa Kỳ có thể được gửi đến để hỗ trợ các đồng minh của Washington trong khu vực.

Do đó chỉ trong vòng thời gian ngắn gần đây nước này đã xây dựng một hạm đội tàu ngầm lớn cùng hàng trăm tàu khu trục lớn nhỏ và rất nhiều hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng bắn tới Mỹ nhằm thể hiện sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh quân sự của mình.

Trung Quốc cũng đã có một kho tên lửa lớn có khả năng đánh chìm các hạm đội tàu sân bay và một loạt hơn 75 tàu hộ tống và tàu khu trục được trang bị tên lửa.

Gần đây nhất nước này đã trình làng một tàu sân bay dùng để sử dụng cho mục đích huấn luyện và lập kế hoạch chế tạo ít nhất 3 tàu sân bay khác trong tương lai gần. Trong khi đó nếu so về lực lượng thì
Nhật Bản chỉ có hai tàu sân bay, 32 tàu khu trục các loại, và 16 tàu ngầm.

Mặc dù nhỏ hơn đáng kể so với hải quân Trung Quốc, nhưng Nhật sử dụng kỹ thuật tiên tiến hơn, và khả năng không chiến cũng được coi là mạnh hơn Trung Quốc.

Đặc biệt, các khách hàng mua vũ khí tiềm năng của Nhật Bản ở Đông Nam Á, có tranh chấp lãnh hải và tài nguyên ở Biển Đông với Trung Quốc lại đang có những động thái tăng cường thêm sức mạnh hải quân của mình.

Không chỉ mua nhiều vũ khí của Nhật Bản, Manila cũng mua rất nhiều trang thiết bị hải quân mới của các nước đồng minh bao gồm tàu tuần tra, máy bay trực thăng, một tàu khu trục tân trang lại cùng với hai tàu tuần tra bờ biển của Hoa Kỳ. Nước này cũng mua máy bay đa năng do Đài Loan sản xuất và đã đặt hàng các tàu khu trục và máy bay tấn công chống tàu của Ý.

Philippines là một ví dụ, bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario gần đây đã nói với Thời báo tài chính London (Financial Times): "Trong lúc chúng tôi đã tìm ra được những biện pháp để cân bằng các yếu tố trong khu vực, và Nhật Bản có thể là một yếu tố cân bằng đáng kể".

Không chỉ mua nhiều vũ khí của Nhật Bản, Manila cũng mua rất nhiều trang thiết bị hải quân mới của các nước đồng minh bao gồm tàu tuần tra, máy bay trực thăng, một tàu khu trục tân trang lại cùng với hai tàu tuần tra bờ biển của Hoa Kỳ. Nước này cũng mua máy bay đa năng do Đài Loan sản xuất và đã đặt hàng các tàu khu trục và máy bay tấn công chống tàu của Ý.

Cùng với Philippines, hiện nay Việt Nam đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa hải quân.

Hà Nội mua 6 tàu ngầm được trang bị tên lửa chống tàu, khoảng 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2 được thiết kế cho hải chiến và hai tàu khu trục tàng hình lớp Gepard của Nga.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang được đóng tại Nga

Việt Nam cũng mua tàu hộ tống từ Hà Lan và có được một hệ thống đầy đủ các tên lửa đạn đạo chống tàu cũng như các loại vũ khí khác từ Israel.

Đồng thời, Hà Nội đang khuyến khích Mỹ và các nước lớn khác trong khu vực có lực lượng hải quân mạnh thường xuyên đến thăm các cảng của Việt Nam và tham gia vào các cuộc diễn tập hải quân chung.

Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là nước đầu tiên có tàu ngầm. Singapore đang nâng cấp hạm đội tàu ngầm của mình với việc bổ sung hai chiếc lớp Archer mua từ Thụy Điển, và Malaysia đã mua hai tàu lớp Scorpene của Pháp. Thái Lan và Philippines đang có kế hoạch tương tự.

Niềm tự hào của Hải quân Indonesia

Theo một báo cáo gần đây của Viện Lowly Institute for International Policy của Úc cho biết các tuyến đưởng biển ở Châu Á đang ngày càng trở nên "đông đúc, tranh cãi, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết và chỉ một sai lầm nhỏ thôi cũng dẫn đến xung đột vũ trang."

Phải chăng các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á đang tích cực chuẩn bị mọi thứ cho điều xấu nhất rất có thể xảy ra….

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201212/Bao-Canada-Trung-Quoc-dang-muon-bien-chau-a-thanh-bien-lua-2209077/