Bản tin tiêu dùng 7/10: Cần thận trọng khi mua hàng trên 'chợ Facebook'

Bản tin tiêu dùng nổi bật nhất ngày hôm nay với thông tin cảnh báo về những rủi ro khi mua hàng trên mạng xã hội Facebook.

Cẩn trọng khi tham gia “chợ Facebook”.

Theo thông tin trên báo Người lao động, chợ Facebook được cho là sẽ thúc đẩy việc mua bán hàng qua mạng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Trong bài viết của mình, báo Người lao động đưa ra những mặt tích cực và rủi ro khi tham gia mua hàng trên Mạng xã hội. Theo đó, để giúp mọi người kết nối một cách hiệu quả hơn nữa, Facebook trình làng Marketplace, một điểm đến thuận tiện cho việc khám phá, mua và bán các mặt hàng với những người trong cộng đồng xung quanh. Marketplace sẽ giúp người mua dễ dàng thấy những thứ mới mẻ mà họ đang tìm mua. Facebook có lượng người dùng rất lớn, khả năng kết nối, lan tỏa thông tin nên công cụ mới sẽ giúp người bán rao bán hàng hóa nhanh và tiện lợi so với các công cụ mua bán truyền thống.

Tuy nhiên, báo Người lao động cũng đưa ra những cảnh báo rủi ro đến người tiêu dùng hay mua hàng trên mạng xã hội Facebook. Đó là, “chợ Facebook” cũng tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo cho người mua vì có thể người bán sẽ không giao đúng món hàng mà khách hàng muốn mua nếu người bán giao hàng qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh.... Người mua sẽ khó đòi lại số tiền mà mình đã thanh toán trước vì người bán có thể tạo địa chỉ cửa hàng giả mạo ở rất xa người mua... Người mua dù có đến tận nơi cũng không thể đòi lại tiền. Vì vậy, khi mua hàng trên mạng xã hội Facebook người tiêu dùng nên lựa chọn những trang Fanpage hay cá nhân bán hàng úy tín để không bị những chiêu lừa gạt mất tiền.

Cẩn trọng khi mua hàng trên Facebook - Ảnh minh họa

Lâm Đồng: Bắt quả tang cơ sở làm giả phân bón

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, tối qua (6/10) cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) chi biết đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất phân bón trái phép, thu giữ 200 bao phân bón giả thành phẩm với trọng lượng trên 10 tấn. Địa chỉ của cơ sở phân bón trái phép ằm trên địa bàn thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, do bà Hồ Thanh Trang (42 tuổi, ngụ phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc) làm chủ.

Quá trình làm việc với cơ quan chức năng, bà Trang không xuất trình được các giấy tờ hợp pháp liên quan đến việc sản xuất phân bón. Bà Trang khai nhận đã mua nguyên liệu, chế biến thành phân bón giả rồi gắn nhãn hiệu của một công ty có trụ sở đóng tại Q,Bình Thạnh, TP.HCM đem đi tiêu thụ.

Ngay sau khi phát hiện số lượng phân bón giả trên, cơ quan chức năng đã lập biên bản niêm phong, thu giữ để điều tra làm rõ.

Lâm Đồng: bắt quả tang công ty làm giả phân bón - Ảnh minh họa

Truy tìm công ty “ma” sản xuất phân bón nông nghiệp xanh H1-Pro

Xác nhận vấn đề trên với VietQ.vn, ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch UBND phường Quang Trung (Đốngg Đa, Hà Nội) cho biết: “Phường đã cử cán bộ trinh sát và địa chính xác nhận về địa chỉ của công ty trên và khẳng định công ty này không hề có mặt trên địa bàn phường”.

Ông Tuấn cũng xác nhận thêm: “Địa chỉ trên có người đứng tên là Quảng, nhưng UBND phường và UBND quận Đống Đa đã thu hồi đất cưỡng chế và giải phóng mặt bằng lô đất trên từ năm 2013”.

Thông tin địa chỉ và nơi sản xuất ‘ma’ ghi trên bao bì, thậm chí Cty Bio Việt Nam không nằm trong danh sách được cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ.

Lần theo địa chỉ sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm phóng viên Chất lượng Việt Nam tìm đến Cụm công nghệ p Lại Yên (Hoài Đức – Hà Nội), tuy nhiên, đến đây, phóng viên không tìm thấy cơ sở phân bón kể trên mà chỉ nhận được những cái “lắc đầu”. Xác nhận với báo chí, ông Đỗ Xuân Hùng - Chủ tịch UBND xã Lại Yên (Hoài Đức, Hà Nội) xác nhận, không hề có tên công ty Bio Việt Nam trong danh sách các doanh nghiệp đặt tại cụm công nghiệp Lại Yên. Kể cả trong trường hợp công ty này thuê lại diện tích của công ty khác cũng phải có đơn báo cáo cụm công nghiệp huyện Hoài Đức để cơ quan chức năng quản lý.

Ngày 6/10, trao đổi với VietQ.vn, ông Nguyễn Như Cường – Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNN) khẳng định: “Trong danh sách những tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, vô cơ không hề có tên doanh nghiệp Bio Việt Nam. Đồng nghĩa, công ty này chưa được cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ”.

Phương Nam (t/h).

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/ban-tin-tieu-dung-710-can-than-trong-khi-mua-hang-tren-cho-facebook-d104950.html