Bài văn tả bố cao to đẹp trai, thích vuốt keo

'Tóc bố em dài thế nên em phải dùng keo để vuốt lên. Đừng hiểu lầm, keo ở đây nghĩa là keo vuốt tóc ấy chứ không phải keo năm linh hai (502) hay keo con voi đâu nhé'.

Đó là câu văn ngộ nghĩnh của một học sinh tiểu học. Với đề bài "Hãy miêu tả người bố của em", học sinh lớp 4A1 trường tiểu học HaNoi Academy đã có những bài viết thú vị. Không chỉ đơn thuần là bài văn miêu tả, học sinh còn trình bày bài viết bằng những hình vẽ ngộ nghĩnh theo những sáng tạo riêng của mình.

Bạn Hồng Anh (lớp 4A1) đã miêu tả bố dưới hình thức một bài thơ. Trong đó có những câu ngộ nghĩnh như: "Bố của em/ Bố hơi lười lười/ Bố của em/ Bố rất là hiền".

Hình ảnh một ông bố trong xã hội hiện đại được miêu tả qua góc nhìn trẻ thơ: "Bố của em/ Sáng đi làm việc/ Bố của em/ Tối đi về muộn".

Để bài thơ của mình thêm sinh động, Hồng Anh đã vẽ chân dung bố theo phong cách hoạt hình và rất nhiều trái tim yêu thương.

Bài thơ trình bày ngộ nghĩnh của Hồng Anh.

Bài thơ trình bày ngộ nghĩnh của Hồng Anh.

Trong một bài viết khác, Minh Đức - học sinh lớp 4A1 cũng miêu tả người bố của mình thường xuyên về muộn do công việc là một giám đốc danh nghiệp. Minh Đức miêu tả: "Bố dậy từ sáng sớm để đi công tác ở xa nên em rất ít khi được gặp bố. Đến tận tối muộn, bố mới về. Nhiều khi, do làm việc mệt quá bố thức dậy muộn. Khi đó em chỉ kịp chào rồi hôn lên má bố trước khi đi học".

Nhập mô d cho ảnh

Học sinh Phạm Hưng (lớp 4A1) đã miêu tả bố bằng giọng văn lý luận của con trẻ. Hưng viết như sau: "Bố em cao, to và đẹp trai. Bố em hơi già, trông bố em thì khó tính và nghiêm khắc nhưng thật ra thì bố em rất hiền lành và tốt bụng. Tóc bố em dài thế nên em phải dùng keo để vuốt lên. Đừng hiểu lầm, keo ở đây nghĩa là keo vuốt tóc ấy chứ không phải keo năm linh hai (502) hay keo con voi đâu nhé...".

"Mặc dù bố có rất nhiều việc không có thời gian chăm sóc em nhưng không có nghĩa là bố không yêu em. Bố của em đã rất vất vả để đóng tiền học cho em. Em sẽ cố gắng học giỏi để không phụ công bố em" - Phạm Hưng đã có những suy nghĩ rất người lớn.

Bài văn tả bố thật thà của Phạm Hưng.

Mong muốn đem đến cho học sinh lứa tuổi tiểu học một môi trường học không sử dụng văn mẫu, giáo viên trong trường luôn khơi gợi sự sáng tạo, khuyến khích sự thật thà của con trẻ. Những bài văn trên không chỉ đơn thuần chỉ nộp cho cô giáo, đây còn là món quà học sinh gửi tặng bố thay lời muốn nói.

Quyên Quyên

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/bai-van-ta-bo-cao-to-dep-trai-thich-vuot-keo-post479391.html