Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên tránh điều gì?

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mà mỗi bà mẹ mang bầu cần có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ là thời kỳ vô cùng quan trọng. Thời kỳ này đòi hỏi chế độ dinh dưỡng phải được duy trì và luôn đảm bảo tốt nhất cho cả mẹ lẫn thai nhi. Thời gian này bà bầu cần phải tích lũy dưỡng chất và năng lượng để chuẩn bị vượt cạn, thai nhi cũng cần nhiều dưỡng chất để phát triển tốt nhất cho trí não và thể chất.

Bà bầu cần ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp bé phát triển trí não.

Trong 3 tháng cuối khi mà bộ não của bé đang phát triển rất nhanh. Do vậy, cần bổ sung các axit béo không no như omega-3 DHA và EPA để giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi song các mẹ chỉ nên bổ sung khoảng 300mg calo mỗi ngày.

Nhiều nghiên cứu chứng minh, bộ não của bé dần hoàn thiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ và trong giai đoạn nhũ nhi. Khoảng 2 tuổi, bộ não của bé có thể tích bằng khoảng 80% bộ não người trưởng thành.

Trong cá có DHA là yếu tố quan trọng cấu thành nên bộ não của thai nhi như hình thành hệ thần kinh trung ương, vỏ não và võng mạc. Trong 3 tháng cuối cuối, lượng DHA tích tụ trong màng não của bé ở mức khá cao.

Nhóm thực phẩm giàu DHA và Omega3: các loại cá biển (cà mòi, cá hồi, cá trích, cá thu, cá nục, cá ngừ…); Các loại dầu thực vật, bơ thực vật; trứng; các loại đậu nguyên hạt…

Tuy nhiên, với các loại cá biển, bạn chỉ nên ăn 2 bữa cá/tuần là đủ lượng DHA cho mẹ và bé. Bạn không nên ăn nhiều cá biển vì cá biển có thể chứa thủy ngân, nguy hiểm cho sức khỏe.

Bà bầu nên tránh điều gì?

Hạn chế ăn cay

Bà bầu nên hạn chế ăn đồ cay, nóng như tiêu, ớt vì chúng có thể gây ra các vấn đề khó chịu cho hệ tiêu hóa. Thậm chí, những gia vị này còn gây hại cho sự phát triển của em bé. Mẹ cũng nên tránh những gia vị hỗn hợp được đóng gói sẵn vì chúng có thể chứa hương liệu nhân tạo.

Không ăn đồ tái sống

Nhiều mẹ bầu sai lầm khi nghĩ rằng đến giai đoạn 3 tháng cuối thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận nên việc ăn uống cũng dễ dãi hơn. Thực tế thì mẹ ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Chị em cũng nên nói không với thức ăn thừa trong tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn và thực phẩm có chứa chất phụ gia, bảo quản.

Không ngồi quá lâu một chỗ

Mẹ bầu không nên ngồi quá lâu tại một vị trí bởi việc ngồi hàng giờ liền có thể khiến mẹ đau lưng và gây áp lực lên bụng. Hãy nhớ rằng khi mang thai đến giai đoạn này, bé đã chiếm phần rất lớn trong bụng mẹ. Mẹ hãy đứng dậy thường xuyên và đi lại nhẹ nhàng, em bé sẽ rất thích đó.

Hạn chế căng thẳng

Việc hạn chế đến mức tối đa căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần là điều cần thiết với mẹ bầu. Hãy bỏ ngoài tai những chuyện bực mình, khó chịu, hãy hạn chế làm việc nặng, công việc khiến mẹ suy nghĩ nhiều và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mẹ nên biết rằng cảm xúc của mẹ trong thai kỳ như thế nào, em bé sau này cũng đúng như thế.

"Chuyện ấy" trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Mẹ bầu không nên làm "chuyện ấy" trong 3 tháng cuối thai kỳ nếu bị chảy máu âm đạo hoặc bị bệnh nhau tiền đạo; vỡ ối sớm hoặc rò rỉ nước ối; cổ tử cung ngắn hoặc có tiền sử sinh non, sảy thai.

Hồng Hà (T/H)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/ba-bau-3-thang-cuoi-thai-ky-nen-tranh-dieu-gi-d75521.html